"Đồ ăn thức uống" ở phố cổ Hội An nhiều không kể hết, ngoài những món ăn đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành thánh, bánh bao bánh vạc ... còn có nhiều món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn và ngon miệng đó là mỳ Quảng, bánh bèo, bánh xèo, hến trộn, bánh tráng đập, chè bắp, đậu hủ v.v...
Ngôi nhà số 108 đường Nguyễn Thái Học, phường Minh An, thành phố Hội An hiện nay là di tích loại I, thuộc loại hình nhà phố, mang phong cách kiến trúc Pháp nằm trong Khu phố cổ Hội An. Nơi đây không đơn thuần là di tích có giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị về mặt lịch sử.
Trong vài thế kỷ trước, Hội An là nơi tụ cư của nhiều dân tộc: Việt - Chăm - Hoa - Nhật, mỗi dân tộc có một nét văn hoá đặc trưng riêng, tạo nên vùng đất Hội An với nhiều lễ hội, lễ nghi truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ rước Long Chu là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian được bảo tồn, lưu truyền đến hiện nay cùng với nhiều loại hình di sản văn hoá phi vật thể khác có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách khi đến Hội An.
Chùa Kim Bửu (Kim Bửu tự 金 寶 寺) được đánh giá là một trong những ngôi chùa làng có quy mô bề thế, có lối kiến trúc cổ xưa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng Kim Bồng xưa, xã Cẩm Kim ngày nay. Hơn thế nữa, nơi đây còn ghi dấu những sự kiện quan trọng về quá trình đấu tranh cách mạng của Cẩm Kim nói riêng, của Hội An, của Quảng Nam nói chung. Do đó, trong nhiều năm qua trong khi tìm hiểu, nghiên cứu về làng mộc Kim Bồng các nhà nghiên cứu đều có những khảo sát, đánh giá về vai trò của di tích tôn giáo quan trọng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề liên quan đến ngôi cổ tự vẫn chưa được làm sáng tỏ, cụ thể là niên đại ra đời và tên gọi “Bửu Kim tự” (寶 金 寺) của ngôi chùa...
Gần đây, nhờ sự mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên nhiều tư liệu nước ngoài liên quan đến quá trình giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế giữa Hội An, Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung với các nước trong khu vực và trên thế giới dần được tìm thấy và giới thiệu, công bố rộng rãi. Trong số đó có một loại tư liệu nói về tàu thuyền các nước bị tai nạn khi đi lại trên biển và phiêu dạt đến Việt Nam, trong đó có Hội An. Đây là những tư liệu chứa đựng nhiều thông tin thú vị liên quan đến đất đai, phong thổ, sinh hoạt văn hoá của vùng đất nơi những nhà du thám “bất đắc dĩ” buộc phải đặt chân đến. Có thể kể một số tác phẩm loại này đã được công bố như Hải Nam tạp trứ (1) của Thái Đình Lan, người đời Thanh, Trung Quốc; Dị quốc phiêu đãng ký văn (2); An Nam quốc giang phong tục tả sinh đồ (3) của Nhật Bản; Trú Vĩnh Biên của Triều Tiên… Trong đó, Trú Vĩnh Biên có thể coi là một tư liệu sớm nhất đề cập đến sự có mặt của người Triều Tiên ở Hội An, Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung.
Ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân - cưới hỏi đối với một đời người, cha ông ta đã đặt ra những lễ nghi trang trọng, thiêng liêng để tạo ra những dấu ấn không phai trong tâm khảm của đôi vợ chồng trẻ, qua đó tạo cho họ ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau, cũng như đối với gia đình, con cái, với dòng họ gia tiên. Tuy nhiên, theo nhận biết của chúng tôi, ở Hội An - xứ Quảng trước đây, hôn nhân - cưới hỏi có phần giản lược hơn về một số lễ tục so với một số địa phương ở phía Bắc và ngay cả vùng Thừa Thiên - Huế.
Trong năm 1907, đầu 1908, chính quyền của Pháp cùng với triều Nguyễn ra lệnh tăng sưu, thuế. Điều này khiến cho người dân nhất là ở nông thôn đang khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong hoàn cảnh đó, vào đầu năm 1908, tại làng Phiếm Ái - huyện Đại Lộc, trong một bữa giỗ, các ông Lương Châu, Trương Hoành, Hứa Tạo, Trương Tốn, Trương Côn, Trương Đính… đã bàn tính, thảo đơn kháng thuế, cự sưu.
Xóm Mồ Côi hiện nằm trên địa bàn khối Trường Lệ, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An. Nhìn từ xa, xóm Mồ Côi như một ốc đảo nhỏ, bao bọc xung quanh là cánh đồng Trường Lệ trải rộng xuống tận Xóm Chiêu, kéo dài ra Trà Quế. Trong xóm có 07 hộ gia đình đang sinh sống trên diện tích đất tự nhiên rất khiêm tốn.
Có một người thanh niên Hội An mang tâm hồn trẻ trung của mình ghi lại những suy nghĩ thơ đẹp của một thanh niên trí thức về cuộc chiến tranh đầy gian khó, hào hùng, về những cảm nhận sự hy sinh của đồng đội, đồng chí cũng như cảm nhận sống để hy sinh của bản thân mình. Người thanh niên đó là Chu Cẩm Phong, anh tên thật là Trần Tiến, sinh năm 1941 ở Hội An.
Tổ đình Phước Lâm hiện tọa lạc tại thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Tổ đình do Thiền sư Ân Triêm khai lập vào giữa thế kỷ XVIII.
Việc thờ cúng thần linh là một phần tín ngưỡng quan trọng của người Việt nói chung và người Hội An nói riêng. Để góp phần nhận diện rõ hơn về hệ thống thần linh được thờ cúng trong văn hóa làng xã ở Hội An, người viết xin giới thiệu khái quát những nét quan trọng về các vị thần trong tín ngưỡng thờ cúng hiện nay. Nếu dựa trên tiêu chí về tính chất đặc điểm của các vị thần thì có thể chia ra hai thành phần là nhân thần và nhiên thần. Nhân thần là những người có công đức được tôn vinh thờ phụng, hoặc là những vị khai canh khai khẩn trong các làng xã, hoặc những nhân vật lịch sử có công lao, tài năng và tiết hạnh như Quan Thánh được thờ ở Chùa Ông, Thiên Hậu Thánh mẫu ở Hội quán Phước Kiến… Những vị này có tên tuổi hành trạng rõ ràng. Nhiên thần là các lực lượng tự nhiên mang sức mạnh chi phối cuộc sống hàng ngày của nhân dân, được nhân dân tôn vinh để cầu xin sự bảo hộ như Ngũ Hành Tiên nương tượng trưng cho các yếu tố nước, lửa, kim loại, đất, cây được thờ các miếu, đình ở các làng xã Hội An…
Nằm về phía Đông Nam phố cổ Hội An, Cẩm Nam không chỉ nổi tiếng với món hến trộn hay những quả bắp luộc ngọt mềm mà còn được nhiều người biết đến qua sản phẩm cá hấp thơm ngon. Về Cẩm Nam mùa này, thật khó có thể kìm lòng khi đi ngang qua những lò cá hấp đang trong độ nước sôi, khói tỏa. Theo kết quả khảo sát, ở Hội An trước đây, nghề làm cá hấp không chỉ phổ biến ở Cẩm Nam mà còn ở Cẩm An, Cẩm Thanh, khu vực chợ cá Cẩm Hà, nay là phường Thanh Hà,... Trong giai đoạn phát triển nhất, ở Cẩm Nam có trên 30 lò hấp, còn tại Thanh Hà có khoảng 8 lò. Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan nên nghề này chỉ tập trung ở Cẩm Nam, nhất là tại khối Hà Trung.
Năm 1904, sau khi lai kinh thi Hội, trên đường về ghé thăm Đà Nẵng, vùng đất xương thịt của Tổ quốc bị cắt làm nhượng địa thuộc Pháp, Chí sĩ Trần Quý Cáp đã xót xa sáng tác bài thơ “Đà Nẵng hoài cảm” bằng chữ Hán: Thử địa do hà động chiến phong/Chí kim đáo xứ thỉ xà tung/Thuyền lâm nội phụ tam tài sắc/Xa tẩu trùng quan nhứt lộ thông, Cố quốc sơn hà lân địch lý/Thùy gia lầu các tịch dương trung/An năng tái khởi Trần Hưng Đạo/Cọng vãn Đằng Giang vĩ đại công.
Trần Quý Cáp sống trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt, thấu hiểu tình cảnh của đất nước và nhân dân mình khi chủ quyền đất nước bị mất, vua quan nhà Nguyễn không còn thực quyền, nhân dân khốn khổ trong vòng kìm kẹp, bóc lột của thực dân, phong kiến.
Mỗi gia đình dù giàu dù nghèo đều có một không gian nhất định dành cho việc thờ cúng, tế tự. Đây là nơi thể hiện tập trung quan niệm của cư dân trong sinh hoạt tín ngưỡng - tinh thần. Về tính chất, đây là nơi trang nghiêm nhất, linh thiêng nhất trong mỗi gia đình. Theo quan niệm của dân chúng đây cũng là nơi xảy ra sự giao lưu, sự tiếp xúc giữa tổ tiên - những người đã khuất với những người đang sống, là nơi để con cháu bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn đối với công nghiệp của cha ông.
Gốm sứ Nhật Bản có lịch sử hình thành và phát triển trải qua hàng nghìn năm mà trong đó thế kỷ XVI - XVIII là giai đoạn thịnh vượng nhất với trung tâm sản xuất tiêu biểu là tỉnh Hizen - Nhật Bản