Ấn phẩm được xuất bản nhân kỷ niệm 33 năm ngày Giải phóng quê hương và chào mừng Hội An được công nhận là thành phố
Đây là tập hợp các bài viết, bài nghiên của Hội nghị Khoa học về Khu Phố cổ Hội An lần thứ nhất chính thức được khai mạc và thực hiện vào ngày 23 -24/07/1985 tại Hội trường Đảng Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (số 06 - Trần Hưng Đạo Hội An). Với sự có mặt của 268 đại biểu trong đó có 203 nhà khoa học thuộc 40 cơ quan Bộ, Cục, Vụ, Viện, trường Đại học. Hội nghị tổ chức nhằm thông qua việc nghiên cứu khoa học để thẩm định giá trị nhiều mặt của Khu Phố cổ Hội An, Di tích Quốc gia mới được xếp hạng.
Cách đây hơn 400 năm, các thương gia Nhật Bản đã đến Hội An buôn bán, cư trú, góp phần làm nên sự hưng thịnh một thời của đô thị - thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. Kết quả của mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong quá khứ ở Hội An đã làm nền cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ngày nay thêm bền vững và phát triển.
Sách gồm 4 chương:
- Chương I: Múa Thiên cẩu - một loại hình múa dân gian lâu đời ở Hội An
- Chương II: Hoạt động múa Thiên cẩu ở Hội An
- Chương III: Múa Thiên cẩu với múa Lân, múa Sư tử
- Chương IV: Múa Thiên cẩu những vấn đề Văn hóa, tín ngưỡng liên quan
Hội An là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng được kết tinh bởi chiều sâu văn hóa qua quá trình lao động, sáng tạo của nhiều lớp cư dân. Trong giai đoạn lịch sử cận - hiện đại, mặc dù không còn giữ vai trò đô thị - thương cảng mang tầm vóc quốc tế, nhưng Hội An vẫn giữ vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam. Qua các phong trào yêu nước từ Cần Vương, Duy Tân, Đông Du, kháng thuế,...đặc biệt từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời cho đến những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tại Hội An đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng không chỉ mang giá trị của địa phương mà còn phản ánh phần nào tầm vóc cả đất nước. Do sự gìn giữ, bảo tồn của các tầng lớp nhân dân và nhiều cơ may lịch sử nên vùng đất Hội An hiện nay vẫn lưu giữ nhiều di tích, dấu tích lịch sử, nhiều tư liệu, hiện vật liên quan đến quá trình đấu tranh yêu nước - cách mạng.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thị xã Hội An, nhằm ngăn chặn tình trạng này, kéo dài tuổi thọ của các di tích kiến trúc gỗ cũng như để bảo tồn lâu dài, nguyên vẹn Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích tổ chức biên soạn, in ấn phổ biến sách Hướng dẫn Bảo tồn Di tích kiến trúc gỗ. Đây là những chỉ dẫn, thông tin ban đầu về nguyên tắc bảo tồn, về phương pháp bảo quản các cấu kiện gỗ, về thủ tục xúc tiến tu bổ, tôn tạo các di tích... Sách này cũng dành một số trang để cung cấp những văn bản pháp quy của Trung ương và địa phương liên quan đến việc quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích ở Hội An nói riêng, cả nước nói chung.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày Đô thị cổ Hội An được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (04/12/1999-04/12/2009). So với chặng đường dài hàng ngàn năm hình thành và phát triển của vùng đất Hội An, hàng trăm năm của Đô thị cổ Hội An thì 10 năm là khoảng thời gian không dài. Thế nhưng, trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, biết bao sự kiện, biết bao biến chuyển đã diễn ra trên mảnh đất Hội An hiền hòa, cổ kính, trên đô thị cổ thân yêu của chúng ta.
Ấn phẩm được xuất bản nhân kỷ niệm 9 năm Đô Thị cổ Hội An được công nhận Di sản Thế giới (04/12/1999 - 04/12/2008 và chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11). Quyển sách này được ấn hành nhằm giới thiệu những Lễ Tiết/tết - Lễ tục chính đang tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của cư dân địa phương. Có thể coi đây là một phần đáp đền công lao gìn giữ tinh hoa Di sản Văn hóa của Tiền nhân, của người dân Phố Hội An và qua đó hy vọng khuấy động, giới thiệu một chút HƯƠNG Hội An cho mọi người xa gần thưởng lãm. Mong sao quý vị độc giả dẫu đã từng về với Hội An hay còn xa khuất ở một phương trời nào đấy nhưng khi đã biết, quen thân qua cuốn sách này sẽ có dịp thêm thao thức, trăn trở yêu thương Hội An hơn.
Ấn phẩm nhằm đánh giá "Những ảnh hưởng của Du lịch đối với Văn hóa và Môi trường ở Châu Á - Thái Bình Dương" đặc biệt là đối với Du lịch văn hóa và quản lý di sản ở Di sản Thế giới Hội An - Việt Nam
Nhằm giúp du khách dễ dàng nắm bắt thông tin về các di tích - danh thắng ở Hội An, khi đến thăm những nơi này, du khách sẽ nhận ra rằng các di tích - danh thắng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa truyền thống, mà trong đó trọng tâm là các sinh hoạt thương mại và tôn giáo tín ngưỡng từ rất xa xưa đến nay của Hội An. Hy vọng rằng khi bạn đến với Hội An tập hướng dẫn này sẽ đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của bạn.
Khi nói Cù Lao Chàm - hòn ngọc của biển Đông là nói đến vị thế, tiềm năng của nó. Lần giở từng trang “sách đất”, từng trang tư liệu thư tịch hay tư liệu dân gian, chúng ta thấy rằng Cù Lao Chàm đã trải qua một chặng dài lịch sử, với nhiều lớp cư dân sống, lao động trên nền tài nguyên thiên nhiên biển - đảo, có sự giao lưu mạnh mẽ với trong nước và quốc tế. Nét nổi bật của quá trình hình thành và phát triển này, thể hiện ở chỗ ngay từ thời Tiền sử (cách nay trên 3.000 năm) đã có cư dân sinh sống tại Cù Lao Chàm và cư dân Sa Huỳnh bản địa đã xem Cù Lao Chàm là điểm dừng chân để vào một Tiền - Cảng thị sơ khai ở Hội An.
Ấn phẩm là tài liệu nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những giá trị của di tích, danh thắng tại Cù Lao Chàm và vai trò của Cù Lao Chàm trong lịch sử phát triển của đô thị cổ Hội An.
Ấn phẩm được xuất bản Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Giải phóng quê hương và chào mừng Hội An được công nhận là thành phố. Nhằm giới thiệu cho độc giả biết được các nghề truyền thống ở Hội An, chúng là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các tầng lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An.
Văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An là bộ phận di sản bao gồm nhiều loại hình, hình thái, được bảo lưu bền bỉ trong cuộc sống thường ngày và trong ký ức của các thế hệ cư dân địa phương liên tục từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay. Đây chính là những lớp trầm tích văn hóa tích tụ qua các thời kỳ lịch sử để bồi dưỡng nên tính cách, phẩm chất của con người cùng những sắc thái văn hóa địa phương ở một vùng đất tuy nhỏ hẹp nhưng được xem là “thanh cảnh” và “thuần hậu” này.
Tập sách gồm 4 chương, giới thiệu về Lịch sử hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn liền với sự phát triển của thương cảng Hội An từ thế kỷ XVII - XIX.
Chương I: Tình hình tư liệu về xã Minh Hương
Chương II: Lịch sử hình thành và kết cấu cộng đồng cư dân
Chương III: Hoạt động kinh tế - ngành nghề
Chương IV: Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng
Sách gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về khu phố cổ Hội An;
Chương 2: Nhà gỗ Hội An - Những giá trị văn hóa;
Chương 3: Nhà gỗ Hội An - Những giải pháp bảo tồn
Sách viết về quá trình hình thành cư dân FaiFo Hội An trong lịch sử gồm có:
- Dẫn nhập: Hội An là địa chỉ văn hóa với nhiều biểu hiện độc đáo ở miền Trung Việt Nam.
- Chương I: Khái quát đặc điểm địa lý - tự nhiên.
- Chương II: Lịch sử hình thành cộng đồng dân cư.
- Chương III: Đời sống sinh hoạt kinh tế.
- Chương IV: Cơ cấu tổ chức xã hội - quan hệ dân cư.
- Chương V: Đời sống Văn hóa.
- Kết luận.
Sách gồm 3 phần:
- PHẦN I : Giới thiệu Tổng quan về Văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
- PHẦN II : Giới thiệu hệ thống các di tích, di chỉ và hiện vật Văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
- PHẦN III : VĂN HOÁ SA HUỲNH Ở MIỀN TRUNG VÀ KHU VỰC Miền Trung Việt Nam từ Văn hoá Bàu Tró - Sa Huỳnh đến Văn hóa Champa hay là bối cảnh và tảng nền Địa - Văn hóa miền Trung
Chào mừng những ngày lễ lớn của quê hương, đất nước và nhân kỷ niệm 5 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới, được sự chỉ đạo của lãnh đạo và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong thị xã, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An biên soạn, xuất bản tập sách ảnh "Đô thị cổ Hội An - 5 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị" nhằm giới thiệu khái quát những thành quả chủ yếu mà cán bộ và nhân dân Hội An đã đạt được trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa của tiền nhân.