Rắn là con vật quen thuộc với đời sống con người và cũng là con vật cầm tinh năm Tỵ trong 12 địa chi theo quan niệm Phương Đông, trong đó có Việt Nam. Ở Hội An, hình tượng con rắn cũng là con vật gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng. Trong văn hóa - tín ngưỡng ở Hội An, hình ảnh con rắn xuất hiện trong nhiều tuồng tích, ca dao tục ngữ, trò chơi dân gian cũng như liên quan đến hoạt động thờ cúng, phong thủy…
Cách đây hơn 400 năm, vùng đất Hội An đã xảy ra những trận lụt lớn và đã được ghi chép trong tư liệu. Qua tiếp cận các nguồn sử liệu, bài viết xin giới thiệu một vài thông tin về lụt và cách thức, kinh nghiệm của người xưa trong việc ứng phó với lụt ở Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung trong lịch sử.
Cẩm Kim có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự bởi đây là hành lang hiểm yếu ở Tây Nam Hội An, Cẩm Kim còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa, có bề dày lịch sử đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng quê hương Hội An, góp phần kết thúc 30 năm chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc về lãnh thổ và thể chế, thể hiện ý nguyện của toàn dân vì một Việt Nam hùng cường, phát triển thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc, năm châu.
Hằng năm, trên dòng Thu Bồn và Cổ Cò thơ mộng, hay tại đảo Cù Lao Chàm ở Hội An diễn ra nhiều cuộc đua ghe lớn nhỏ, thu hút đông đảo nhân dân, các đội đua trên địa bàn thành phố và những vùng lân cận tham gia. Khởi nguồn từ khát vọng chinh phục sông nước suốt hành trình lịch sử ngược xuôi sông biển và truyền thống nghề đóng sửa ghe thuyền từ bao đời của cư dân nơi đây, tinh thần hăng hái trước mỗi cuộc đua dường như luôn sẵn có trong huyết mạch mỗi người, từ những tay bơi tay chèo rắn chắc, dẻo dai cho đến cộng đồng cư dân ủng hộ, cổ vũ nhiệt thành.
Trong 12 con giáp tương ứng với 12 Địa chi (Thập nhị Địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc, rắn (âm Hán Việt đọc là xà, năm can chi đọc là Tỵ) đứng ở vị thứ 6, là con vật tượng trưng cho sự trường thọ, tái sinh được ví qua câu thành ngữ “lột da sống đời”. Rắn có mặt ở khắp nơi và đã đi vào đời sống văn hoá tín ngưỡng dân gian với nhiều tập tục và hình thức thờ cúng khác nhau.
Từ địa phương là một hệ thống từ vựng lưu hành ở từng địa phương, vùng miền song song cùng với hệ thống từ phổ thông, từ toàn dân của cả nước. Nếu hệ thống từ toàn dân mang tính thống nhất chung của quốc gia thì hệ thống từ địa phương phản ánh tính đa dạng, riêng có về tiếng nói, từ vựng ở từng vùng miền nhất định.
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
Lịch sử - văn hóa Hội An là một quá trình diễn tiến gắn với biển - đảo, với vùng cửa sông, ven biển. Hay nói cách khác biển - địa sinh thái biển đã chi phối, quyết định đời sống kinh tế - văn hóa của con người vùng đất nơi đây. Bởi vốn là một vùng đất có nhiều ưu thế vượt trội về vị thế - vị trí địa lý, địa lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị ở Việt Nam, trong khu vực Đông Nam Á và cả vùng châu Á. Do Hội An nằm ở trung điểm trong hệ thống bờ biển miền Trung - Việt Nam, trên tuyến đường hàng hải trong nước và cả thế giới Đông - Tây.
Bà Thủy Long là vị thần sông nước phổ biến trong văn hóa của cư dân duyên hải vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Thần còn có tên gọi khác là Thủy Long Thánh Phi, Đệ nhất Thánh Phi nương nương, hay Thủy Long Hà Bá Thủy Quan tôn thần, dân gian thường gọi là Bà Thủy. Bà Thủy thường được thờ ở các ngã ba sông gắn với niềm tin của người dân miền biển rằng sẽ được Bà độ trì cho dân chài lưới vào lộng ra khơi được bình yên. Triều đình nhà Nguyễn gia tặng sắc phong cho thần là Uông nhuận Hoằng hạp Dực bảo Trung hưng thượng đẳng thần.
Xứ Quảng là vùng đất giàu tài nguyên lâm thổ sản, cùng với những sản vật nổi tiếng như trầm hương, yến sào, quế, đường, bòn bon, cau,... cư dân xứ Quảng còn trồng rất nhiều hồ tiêu. Đây là loại gia vị khá đặc biệt không thể thiếu trong các hoạt động chế biến các món ăn của nhiều dân tộc trên thế giới. Theo các ghi chép lịch sử, vào thế kỷ XVII, XVIII, hồ tiêu xứ Quảng từ thương cảng Hội An đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á và cả các nước châu Âu, mang về nguồn lợi nhuận lớn cho các thương nhân, đồng thời cũng góp phần làm nên sự phồn thịnh và danh tiếng của thương cảng này.
Kể từ khi thực dân Pháp, tiếp đến là đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến xâm lược nước ta, quân và dân Hội An đã phát huy truyền thống yêu nước, hòa chung khí thế của dân tộc, đứng dậy đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cho đến ngày giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà. Trên chặng đường dài, liên tục ngót cả trăm năm ấy, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Hội An người đi trước ngã xuống, kẻ hậu bối đứng lên dương cao ngọn cờ yêu nước - cách mạng để “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, biến đau thương thành hành động hiệu triệu biết bao con tim vùng lên đánh giặc. Từng tấc đất, cành cây, ngọn cỏ trên mảnh đất Hội An đã thấm máu hồng, mồ hôi, công sức của bao thế hệ cách mạng và đồng bào xả thân trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc.
Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An là một “bảo tàng sống động” về lịch sử, kiến trúc và truyền thống cư trú lâu đời của thị dân thương cảng cổ. Hội An được thừa nhận là đô thị di sản với một cấu trúc đô thị (thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể) đã hình thành qua nhiều thế kỷ.
Đông Nam Sát Hải nhị đại tướng quân là vị thần được thờ phổ biến ở các làng xã miền Trung và Nam bộ nước ta. Thần có nhiều danh xưng khác nhau: “Lang Thát đại tướng quân”, “thần Lang Lại”; hay “Đông Nam Sát Hải Lang Lại nhị đại tướng quân”, tên dân gian gọi là ông Rái.
Năm 1916, sách Địa Dư do Cử nhân Hàn Lâm viện Biên Tu Hồ Đắc Khải biên soạn được phát hành. Sách được ông biên soạn bằng chữ quốc ngữ, dành cho chương trình giáo dục bậc Ấu học đương thời, nội dung sách nghiên cứu về 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, gồm có 04 phần với 30 trang, trong đó phần thứ nhất nói về Địa đồ xứ Đông Dương, phần thứ hai nói về Địa đồ Trung Kỳ, phần thứ ba nói về Địa đồ tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, phần cuối nói về Bổn phận của người dân đối với nhà cầm quyền. Phần giới thiệu về tỉnh Quảng Nam bắt đầu từ trang 14 đến trang 18 của sách, trong đó có nhiều thông tin khá thú vị về các sản vật, thổ sản ở Hội An, Quảng Nam.
Trong lịch sử, Hội An, Quảng Nam được biết đến là vùng đất có nhiều loại thổ sản, hương liệu quý không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn cả khu vực và thế giới thông qua quá trình khai phá, khai thác, sản xuất và tổ chức giao thương của các cư dân bản địa từ thời kỳ Tiền - Sơ sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh, đến Champa và Đại Việt - Đại Nam, đặc biệt trong giai đoạn Cận đại sơ kỳ thế kỷ XVII, XVIII.