Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Ba Đúng với niềm đam mê nghệ thuật

Ba Đúng với niềm đam mê nghệ thuật

  •   02/09/2014 10:38:00 PM
  •   Đã xem: 1474
  •   Phản hồi: 0

Đến thôn Vạn Lăng xã Cẩm Thanh thành phố Hội An, hỏi ông Ba Đúng thì từ người nhỏ tuổi đến người lớn tuổi ai ai cũng biết và chỉ rành rọt đường vào nhà ông. Ông nổi tiếng không chỉ vì tài hát hò khoan kiến tại mà còn vì niềm đam mê với môn nghệ thuật bả trạo đặc trưng của ngư dân vùng sông nước. Ông Ba đúng tên thật Phạm Đúng sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Cẩm Thanh. Từ nhỏ Ông đã gắn bó với nghề biển cũng như các hoạt động lễ hội đặc trưng của người dân miền biển và những câu hát hò khoan, bả trạo đã ngấm trong ông từ khi nào cũng không rõ.

Đồng chí Trần Văn Thống

Đồng chí Trần Văn Thống

  •   02/09/2014 10:22:23 PM
  •   Đã xem: 1531
  •   Phản hồi: 0

Đồng chí Trần Văn Thống sinh năm 1915, tại ấp Trường Lệ, làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay ấp Trường Lệ thuộc phường Cẩm Châu thành phố Hội An. Đồng chí Thống đã trải qua một giai đoạn tuổi trẻ sôi động gắn liền với những cuộc Cách mạng tháng tám ở Cẩm Phô.

Mỹ thuật trong đồ gốm của cư dân Sa Huỳnh Hội An

Mỹ thuật trong đồ gốm của cư dân Sa Huỳnh Hội An

  •   24/08/2014 09:07:57 PM
  •   Đã xem: 2262
  •   Phản hồi: 0

Những phát hiện khảo cổ học đầu tiên vào những năm 1989, 1990, các nhà nghiên cứu nhận định khả năng tồn tại số lượng các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An là rất lớn. Kết quả thực hiện dự án "nghiên cứu văn hóa mộ chum Sa Huỳnh" ở Hội An đã chứng tỏ điều đó. Các nhà khảo cổ học đã bóc lên từ lòng đất Hội An khối lượng đồ sộ các hiện vật bằng sắt, thủy tinh, đá và đặc biệt là đồ gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh từ nhiều địa điểm khảo cổ như Xuân Lâm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang,... Cùng với đồ thủy tinh, đồ đá, thì đồ gốm cũng là một lĩnh vực chứng tỏ năng lực sáng tạo và khiếu thẩm mỹ phong phú, tuyệt vời của cư dân Sa Huỳnh Hội An. Qua những hiện vật gốm có thể hình dung được phần nào về đời sống tinh thần nói chung, mỹ thuật nói riêng của cư dân Sa Huỳnh trên đất Hội An thời Sơ sử.

Quảng Nam nói gay - Bài 1: Quảng Nam là đất nói gay

Quảng Nam nói gay - Bài 1: Quảng Nam là đất nói gay

  •   24/08/2014 09:02:10 PM
  •   Đã xem: 1776
  •   Phản hồi: 0

Nếu bạn về chơi Quảng Nam, xin đừng phật lòng khi bị một ai đó nói gay với bạn. Người ta trách vậy là đang thương bạn đó. Và bạn nên nhìn cách nói gay của Quảng Nam theo góc tích cực, sẽ thấy được niềm vui.

Chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức

  •   19/08/2014 09:29:50 PM
  •   Đã xem: 2566
  •   Phản hồi: 0

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Vạn Đức là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Hội An. Tổ khai sơn chùa Vạn Đức là Thiền sư Minh Lượng, hiệu là Nguyệt Ân, tự Thành Đẳng sinh năm Bính Dần (1626) tại Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Vào nửa cuối thế kỷ XVII, thiền sư sang Việt Nam tham dự giới đàn trong tại chùa Thiền Lâm - Thuận Hóa. Sau đó, thiền sư vào cư ngụ tại Hội An, được một Phật tử hiến cúng khu đất tại thôn Đồng Nà, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) nên thiền sư lập một thảo am nhỏ để tu hành, và dần dần xây dựng thành một ngôi chùa có quy mô lớn lấy tên là Lang Thọ tự, chùa cây Cau sau đổi tên thành chùa Vạn Đức. Tại đây, thiền sư chuyên tâm thiền định, giảng giải Phật pháp cho các môn đồ, thiền sư đã đào tạo nhiều đệ tử có cống hiến cho Phật giáo Quảng Nam như Phật Tuyết - Tường Quang, Phật Hiền - Hoa Nghiêm, Phật Tường - Đức Liên… Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt là lần trùng tu vào năm 1991 và giữ được nét kiến trúc như ngày nay.

Vua Minh Mạng trấn áp cướp biển ở cửa biển Đại Chiêm: Nhìn từ mộc bản triều Nguyễn

Vua Minh Mạng trấn áp cướp biển ở cửa biển Đại Chiêm: Nhìn từ mộc bản triều Nguyễn

  •   14/08/2014 05:37:39 AM
  •   Đã xem: 2110
  •   Phản hồi: 0

Trong thời kỳ triều Nguyễn trị vì, cửa biển Đại Chiêm (nay là biển Cửa Đại, Hội An) là vị trí trọng điểm của đất nước. Đây là cửa biển có vị trí chiến lược quan trọng vì có nhiều thuyền bè của các nước qua lại giao thương, đồng thời là nơi thần dân triều Nguyễn tập trung ra khơi đánh bắt sản vật biển. Nhận thức được vị trí chiến lược quan trọng này, nhà Nguyễn nói chung và thời kỳ vua Minh Mạng nói riêng đều rất quan tâm đến cửa Đại Chiêm. Một trong những vấn đề nổi bật thời kỳ vua Minh Mạng trị vì đất nước tại cửa biển Đại Chiêm là nạn cướp biển. Để đối phó với nạn cướp biển ở cửa Đại Chiêm, vua Minh Mạng đã có những hành động nhằm trấn áp bọn cướp biển để bảo vệ thuyền bè các nước qua lại và bảo vệ cho thần dân nhà Nguyễn trong những chuyến ra khơi.

Quảng Nam - Đất văn hóa, đất khoa bảng, địa linh nhân kiệt

Quảng Nam - Đất văn hóa, đất khoa bảng, địa linh nhân kiệt

  •   13/08/2014 04:01:55 AM
  •   Đã xem: 2864
  •   Phản hồi: 0

(Cinet)- Không ồn ào như Đà Nẵng cũng không quá lặng yên như Huế, Quảng Nam luôn mang đến cho du khách những cảm nhận thú vị riêng chính bởi vẻ đẹp từ chiều sâu giá trị văn hóa và nét giản dị nhưng rất phóng khoáng của con người và thiên nhiên. Hãy một lần đến nơi đây để khám phá và tự hào về mảnh đất văn hóa - Đất khoa bảng - Địa linh nhân kiệt.

Hội An – Lắng hồn phố cổ

Hội An – Lắng hồn phố cổ

  •   12/08/2014 10:41:12 PM
  •   Đã xem: 1629
  •   Phản hồi: 0

Thông tin về di tích Đình ấp Cây giá

Thông tin về di tích Đình ấp Cây giá

  •   12/08/2014 05:09:35 AM
  •   Đã xem: 1503
  •   Phản hồi: 0

Cùng với quá trình khai hoang, lập làng lâu đời trong lịch sử, cộng đồng dân cư ở xã Cẩm Thanh đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho đời sống văn hóa tín ngưỡng của họ. Một trong số đó là đình ấp Cây Giá.

Cao lầu - đặc sản Hội An

Cao lầu - đặc sản Hội An

  •   08/08/2014 04:17:25 AM
  •   Đã xem: 3758
  •   Phản hồi: 0

(Cinet) – Nếu đã từng đến Hội An, chắc hẳn ai cũng phải biết đến 3 món ăn được coi là đặc sản nơi đây đó chính là Cao Lầu, Bánh Bao, Bánh Vạc. Trong số 3 món đặc sản đó thì cao lầu là món ăn nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất

Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An

  •   08/08/2014 03:59:19 AM
  •   Đã xem: 1696
  •   Phản hồi: 0

(Cinet)- Trong đời sống ẩm thực của người Hội An có rất nhiều món ăn dân dã nhưng lại làm vừa lòng không ít du khách phương xa khi đặt chân đến miền đất này. Ngoài các loại món ăn có nguồn gốc xuất xứ và đang thịnh ở miền đất Quảng như: mỳ Quảng, bánh ít lá gai..., phải kể đến đặc sản bánh xèo.

Nét lãng mạn phố cổ Hội An

Nét lãng mạn phố cổ Hội An

  •   08/08/2014 03:49:18 AM
  •   Đã xem: 2261
  •   Phản hồi: 0

(Cinet)- Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, sôi động như chợ Lớn- Sài Gòn, Phố cổ Hội An lưu dấu lại trong lòng du khách nét đẹp e ấp của người thiếu nữ truyền thống thuần khiết nhưng vô cùng say đắm lãng mạn.

Đặc sản Hoành thánh, bánh bao, bánh vạc

Đặc sản Hoành thánh, bánh bao, bánh vạc

  •   08/08/2014 03:26:52 AM
  •   Đã xem: 2463
  •   Phản hồi: 0

(Cinet) – Cùng với cao lầu thì Hoành thánh, bánh bao, bánh vạc cũng là những món ăn hấp dẫn, đặc trưng của Hội An. Ba món này thường được nhắc đến cùng với nhau, lý do vì sao thì không rõ chỉ biết rằng khi đến với Hội An, 3 món bánh này là những món thường được du khách lựa chọn.

Khu phố cổ Hội An

Khu phố cổ Hội An

  •   08/08/2014 03:09:16 AM
  •   Đã xem: 3776
  •   Phản hồi: 0

(Cinet) – Trong số những di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được Unesco công nhận tại Việt Nam, cùng với Vịnh Hạ Long, khu phố cổ Hội An là 1 trong 2 di sản thu hút khách du lịch nhất từ trước tới nay.

Thịt xiên nướng phố Hội

Thịt xiên nướng phố Hội

  •   03/08/2014 10:41:29 PM
  •   Đã xem: 3407
  •   Phản hồi: 0

Dọc quanh các con phố ở Hội An, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hàng quán ven vỉa hè lúc nào cũng tấp nập người thưởng thức. Mỗi ngày cứ vào khoảng 3 giờ chiều các hàng quán bắt đầu được bày bán nhộn nhịp với đủ các món ăn mang đặc trưng của Hội An như Cao Lầu, Mỳ Quảng, Bánh bao bánh vạc, bánh bèo, bún, đậu hủ, chè, lục tàu xá…Một trong các món mà du khách rất ưa chuộng có lẽ kể đến món thịt xiên nướng bởi mùi vị và cách ăn rất riêng.

Giáo sư Trần Quốc Vượng - Ảnh: vnu.edu.vn

Giáo sư Trần Quốc Vượng với Hội An

  •   03/08/2014 10:21:50 PM
  •   Đã xem: 2010
  •   Phản hồi: 0

Trên hành trình đến với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, Hội An còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Trong đó, trước tiên phải kể đến những đóng góp của giáo sư Trần Quốc Vượng trong việc nhận diện bức tranh văn hóa khảo cổ Hội An và những vấn đề về vị thế địa lịch sử, bản sắc địa văn hóa của mảnh đất Hội An.

Châu bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới:Bằng chứng thuyết phục về chủ quyền biển đảo

Châu bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới:Bằng chứng thuyết phục về chủ quyền biển đảo

  •   01/08/2014 03:59:46 AM
  •   Đã xem: 1455
  •   Phản hồi: 0

LTS: Ngày 30.7 vừa qua, tại Hà Nội, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước đã tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản tư liệu thế giới đối với Châu bản triều Nguyễn. Dip này, Báo Quảng Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS. Ngô Văn Minh (Học viện Chính trị Khu vực 3) về những giá trị độc đáo mang tính toàn cầu của Châu bản triều Nguyễn, nhất là những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong di sản này.

Mộc bản kinh Phật tại chùa Phước Lâm, Hội An.

Theo dấu tàng thư - Bài 2: Đánh thức giá trị

  •   30/07/2014 09:50:29 PM
  •   Đã xem: 1522
  •   Phản hồi: 0

Những năm gần đây, việc nghiên cứu thư tịch cổ được quan tâm và có nhiều hoạt động triển khai mạnh mẽ trên diện rộng. Đặc biệt, các di sản tư liệu Hán - Nôm mà những địa phương ở Quảng Nam đang lưu giữ đã từng ngày tìm được chỗ đứng cho mình.

Nhà thờ tộc Nguyễn Hữu (làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn) - nơi vẫn còn giữ bản sắc phong tiền hiền vua ban. Ảnh: SONG ANH

Theo dấu tàng thư - Bài 1: Kho "vàng" văn hóa

  •   30/07/2014 09:41:50 PM
  •   Đã xem: 1585
  •   Phản hồi: 0

Tại Quảng Nam, những cuộc kiểm kê di sản do Phòng VH-TT các địa phương phối hợp với Trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam thực hiện đã phát hiện khá nhiều các loại hình thư tịch cổ tồn tại dưới dạng văn bia, sắc phong, gia phả, mộc bản… Từ những thư tịch cổ này có thể xác định niên đại của vùng đất, nguồn gốc xuất xứ của di tích hay những câu chuyện còn ẩn chứa của quá khứ. Có thể coi đây là những “di sản tư liệu cổ”, đang rất cần sự chung tay góp sức để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây