Từ nhiều ngàn năm trước, Cù Lao Chàm là cụm đảo thuộc lãnh hải, lãnh thổ của vương quốc Champa và sau đó là của Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam với nhiều tên gọi Ciam pullo, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La… Nơi đây từng là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên các chuyến hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển.
Trong quá khứ Hội An không chỉ là nơi đến mua bán, trao đổi hàng hóa của các thương nhân mà còn là nơi nhiều tao nhân mặc khách đã ở hoặc du hành đến đây và có cảm nhận thi vị thể hiện qua nhiều thi phẩm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số tác giả và bản dịch thi phẩm của họ.
“Đội chim chèo bẻo” là một tổ chức của Đội thiếu niên tiền phong xã Cẩm Thanh, được thành lập từ năm 1965 và đã trở thành một tổ chức cách mạng vang tiếng một thời ở Hội An. Thành viên của Đội là những diễn viên của đội văn nghệ xã Cẩm Thanh, tất cả đều ở độ tuổi từ 12 đến 14. Đội có nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ và nhân dân địa phương, với các tiết mục được yêu thích: Dân ca kịch “Đội chim chèo bẻo”, điệu múa “Vui về Trường Sơn”, “Ngày vui được mùa”… và đi lưu diễn ở một số nơi trong tỉnh Quảng Nam như Bàn Thạch, Xuyên Tân, thuộc huyện Duy Xuyên. Ở Hội An, Đội thường biểu diễn phục vụ bà con ở khu Thuận Tình, xã Cẩm Thanh.
Từ lâu, không ít gia đình ở Cẩm Nam - Hội An lấy nghề cào và chế biến hến làm kế mưu sinh cho cuộc sống thường nhật. Đối với nghề này, do mọi hoạt động hành nghề dựa vào khả năng tự có của mỗi gia đình là chủ yếu nên tính chất gia đình được xem là nét đặt trưng, là nhân tố quan trọng nhất để duy trì và phát triển nghề.
Nằm cách đô thị cổ Hội An chừng 10 hải lý, Cù Lao Chàm được biết đến với 8 hòn đảo lớn nhỏ và nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng biển đảo. Thiên nhiên ban tặng cho Cù Lao Chàm nhiều sản vật quý hiếm như các loài hải sản, động thực vật phong phú đa dạng, nhiều loại cây thuốc quý hiếm, đặc biệt yến sào Cù Lao Chàm từ lâu đã nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao. Người Cù Lao vốn cần cù, chịu khó, người ta biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để làm ra các sản phẩm phục vụ cho chính mình và gần đây là nhu cầu du lịch đang rất phát triển tại xã đảo. Trong đó, có lẽ phải kể đến món bánh ít làm từ lá gai, một loại quà quê nơi xứ đảo nhưng trở nên nổi tiếng với thương hiệu riêng của mình “Bánh ít Cù Lao Chàm”.
Cù Lao Chàm là cụm đảo với 08 đảo lớn nhỏ trải theo hình cánh cung, nằm cách Cửa Đại chừng 15km về hướng Đông Bắc. Trong lịch sử, Cù Lao Chàm được ví như bức bình phong vĩ đại của Cửa Đại, là đảo tiền tiêu - hoa tiêu dẫn vào thương cảng quốc tế Hội An. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại Cù Lao Chàm đã minh chứng rằng hơn 3000 năm trước con người đã sinh sống tại Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm cũng là điểm dừng chân bổ sung lương thực, thực phẩm, củi, nước của các thương thuyền trên hải trình giao thương quốc tế. Đồng thời là nơi tránh trú bão, gió của các tàu thuyền đi lại trên biển. Những nguồn sử liệu của các nước Arap, Ba Tư hay các ghi chép của Thái Tường Lan, Thiền sư Thích Đại Sán đã minh chứng điều đó.
Cù Lao Chàm - hòn ngọc của biển Đông, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15km, cách trung tâm khu phố cổ Hội An 19km về hướng Đông - Đông Bắc, là nơi có khí hậu trong xanh, có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, cùng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và thơ mộng, đã tạo nên một điểm du lịch tuyệt đẹp cho du khách, chính vì vậy, có người đã tôn cho hòn đảo này là “thiên đường du lịch”.
Bà Mụ là từ dùng để chỉ chung cho 15 vị thánh gồm “Ba bà Chúa Sanh Thai” còn gọi là “Sanh Thai nương nương” và “12 bà mụ” còn gọi là “thập nhị Hoa Bà” hay “Kim Hoa nương nương”. Có nhiều nguồn tài liệu nhắc đến sự tích Bà Mụ, trong tác phẩm Lược khảo về thần thoại Việt Nam tác giả Nguyễn Đổng Chi viết: “Sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loại người…”, hay Lê Quý Đôn trong tác phẩm Vân đoài loại ngữ viết: “Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng…”
Hòa chung không khí sục sôi cùng cả nước bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, trên chiến trường Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng, nhân dân ta đồng loạt nổi dậy tấn công vào sào huyệt quân địch trên khắp địa bàn. Ở Hội An, lực lượng ngụy quân, ngụy quyền bị rệu rã trong khi khí thế cách mạng ngày một dâng cao. Đến ngày 28/3/1975, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng phất phới tung bay trên tòa hành chính Quảng Nam, báo hiệu thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Khắp nơi trong Thị xã ngập tràn niềm vui chiến thắng.
Tháng 10 năm 2003, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập, mở ra một giai đoạn mới trong việc bảo tồn gìn giữ các sinh vật hoang dã trên đảo cũng như các giá trị thiên nhiên và nhân văn nơi đây.
Yến sào - tổ chim yến[1] là sản phẩm không những có giá trị kinh tế rất cao được ví là “vàng trắng” mà còn chứa những giá trị dinh dưỡng và y dược cực kỳ lớn. Dưới thời phong kiến, đặc sản yến sào được xếp ở vị thứ đầu tiên trong bát trân[2] theo thực đơn của các vua, chúa. Trong y dược cổ truyền, tổ chim yến được xem như thần dược chữa trị được nhiều bệnh nan y như lao phổi, viêm xương, huyết lỵ, đàm cách… Ngày nay, những kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổ chim yến có đến 18 loại acid amin, serine, tyrosine, phenylalanune, valine, arginine,… và 39 nguyên tố đa vi lượng là những khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.
Trong các năm qua, nhất là sau khi Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, thành phố Hội An vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu nhờ vào vẻ đẹp vốn có của khu phố, định hướng đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành và quản lý của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An và sự phối hợp thực hiện của các ban ngành chức năng. Theo thống kê, hằng năm Hội An đón trên 1 triệu lượt khách đến thưởng ngoạn, tham quan khu phố cổ và các điểm thu hút khác trong thành phố và con số này dường như không chỉ dừng lại mà ngày càng có chiều hướng tăng lên. Đây quả là một tin vui tốt đẹp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Cùng với Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo thì văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi văn minh cổ xưa tạo thành tam giác văn hóa thời kim khí trên lãnh thổ Việt Nam. Kết quả các cuộc khai quật ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam đã cho thấy nền văn hóa này đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm kéo dài từ thời hậu kì đồ đá mới đến sơ kì đồ sắt. Với sức sáng tạo mạnh mẽ, những cư dân Sa huỳnh cổ đã biết phát triển các nghề trồng trọt, đánh cá và đi biển, chế tạo đồ trang sức, thủy tinh, đồ gốm với kỹ thuật tinh xảo. Họ cũng đã biết tận dụng lợi thế để giao lưu kinh tế, văn hóa với những vùng khác nhau ở Đông Nam Á, Nam Trung Hoa và Ấn Độ.
Hội An nằm gần cửa biển lớn nhất tỉnh Quảng Nam - Cửa Đại. Thời tiết nơi đây khá khắc nghiệt, hằng năm phải gánh chịu nhiều đợt bão lũ. Chuyện lụt lội ở Hội An đã diễn ra từ rất lâu rồi, “theo ghi chép của giáo sỹ Alexandre de Rhodes khi ông đến Hội An trong vòng hai năm bắt đầu từ 1624 là: “mùa mưa làm nước sông dâng lên gây nên lụt lội”” [1:46].
Tín ngưỡng văn hóa tục thờ “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn thần” trong lễ hội Cầu ngư - hát Bả trạo ở Quảng Nam chứa đựng lễ thức ngư nghiệp được người xưa truyền lại, đã ăn sâu vào đời sống tâm linh và ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân vạn chài. Hát bả trạo còn gọi là chèo bả trạo - loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc hữu. Ở Quảng Nam, có 2 bài (bổn) thường sử dụng trong lễ hội Cầu ngư:
Vào các thế kỷ XVI-XVIII, Hội An của xứ Quảng Nam là một thương cảng phồn thịnh bậc nhất ở Đàng Trong. Nó phồn thịnh đến mức có nhiều người ngoại quốc phải lầm tưởng và gọi nhầm tỉnh Quảng Nam là “nước Quảng Nam”. Đến ngay cả nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã nói “xứ Quảng Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ”[1] cũng là vì lẽ ấy. Vào thời kỳ này, chúng ta thấy rằng, không chỉ có thương nhân các vùng miền trong cả nước mà còn có rất nhiều thương nhân ngoại quốc từ nhiều nước khác nhau cũng đã vượt biển đến với Hội An để trao đổi, buôn bán. Nhà hàng hải người Ý, Cristophoro Borri đã đến Hội An vào đầu thế kỷ XVII ghi lại: “Không những người xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong [Hội An] để đem hàng hóa của xứ này về”[2]. Nhưng những ghi chép của ông xem ra chưa đầy đủ. Bởi theo nhiều nguồn sử liệu, ngoài những nước mà ông nêu trên thì thương nhân nhiều nước khác cũng đã đến Hội An buôn bán từ rất sơm như: Thái Lan, Singapore, Inđônêxia… cùng thương nhân các nước phương Tây như: Pháp, Bồ Đào Nha, Ý… đều không thấy ông nhắc đến trong khi chính bản thân ông lại là một nhà hàng hải người Ý.
Tập tục thờ đức Khổng Tử từ lâu đã phổ biến ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Quảng Nam cũng là một trong những tỉnh xây dựng ngôi miếu để thờ đức Khổng Tử từ rất sớm.
Một số quan điểm cho rằng, bảo tồn di sản văn hóa cần phải bảo tồn nguyên vẹn các yếu tố gốc của từng loại hình văn hóa. Với những di sản “chết” như Cố đô Huế hoặc Thánh địa Mỹ Sơn thì quan điểm này phù hợp, bởi vì những di sản này không có cư dân sinh sống trong lòng di sản. Việc bảo tồn các di sản này là làm thế nào để gìn giữ tính nguyên gốc của di sản, không được tác động đến di sản với những yếu tố hiện đại, mà chỉ chống đỡ hoặc gia cố nếu xuống cấp khi cần thiết. Còn di sản văn hóa Hội An là di sản mà nơi con người đang sống trong từng di tích, trong lòng khu phố cổ và họ đang từng ngày, từng giờ tiếp nhận những lối sống mới, nhu cầu mới trong thời đại mới thì quan điểm bảo tồn của Hội An phải được hiểu như là những nỗ lực nhằm bảo tồn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hay “gìn giữ sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó”. Bảo tồn nguyên dạng giá trị gốc có nghĩa là giữ lại những yếu tố gốc khi có thể và có thể thay thế nó bằng những yếu tố mới khi cần thiết nhưng không đánh mất đi giá trị của nó, hài hòa giữa cũ và mới và đáp ứng được nhu cầu sống của người dân đương đại. Vì vậy mà trong mục 2 điều 14 Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy di tích - danh thắng Hội An có ghi: “Đối với các công trình kiến trúc cổ loại đặc biệt và loại I, chỉ khi tối cần thiết để bảo quản di tích, mới tiến hành việc trùng tu. Khi trùng tu phải tuân theo nguyên tắc giữ công năng (chức năng) vốn có của từng bộ phận và toàn bộ công trình, phải bảo tồn nguyên trạng các yếu tố gốc. Trong trường hợp bắt buộc phải thay thế một bộ phận cũ, vật liệu cũ, chất liệu cũ bằng một bộ phận mới, vật liệu mới thì phải đảm bảo tính cần thiết, tính khoa học của việc thay thế đó và phải đảm bảo tính chính xác từng chi tiết của các “yếu tố mới” so với các “yếu tố gốc”. Điều này được nhìn thấy rõ nhất trong kỹ thuật tu bổ các công trình di tích ở Hội An. Khi tu bổ, các cấu kiện gỗ được đánh dấu từng chi tiết, xác định chi tiết nào hư hỏng cần thay thế và phương pháp thay thế bằng cách lắp ghép giữa vật liệu cũ với vật liệu mới. Phương pháp này được áp dụng thành công cho việc tu bổ nhà cổ ở Hội An.