Con mèo là con vật đứng ở vị trí thứ 4 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng cầm tinh con mèo (tháng 2) gọi là tháng Mão và năm cầm tinh con mèo được gọi là năm Mão với các tháng/năm can chi: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão và Quý Mão.
Đóng ghe/thuyền đua và tổ chức hoạt động đua ghe/thuyền vào các dịp lễ, tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo của nhiều vùng miền ở Việt Nam như đua ghe Ngo ở Nam bộ, bơi chải ở miền Bắc và đua ghe ở miền Trung.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
Du Ký Trung Kỳ theo đường cái quan (Voyage d’exploration de Hué en Cochinchine par la Route mandarine) là tác phẩm mang tính ký sự của Camille Paris, được xuất bản vào năm 1889 tại Nhà xuất bản Ernest Leroux (Pháp). Camille Paris là một tác giả không chuyên vì khi viết cuốn sách này, ông là viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp đang đảm trách xây dựng đường điện báo từ Huế đến các tỉnh phía Nam Trung Kỳ.
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bị hạn chế do những chính sách thuộc địa song với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc. Qua các ghi chép của những công chức, nhà nghiên cứu người Pháp từng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong bài viết này, xin giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết Nguyên đán dưới thời kỳ Pháp thuộc.
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phở là một món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam, song ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng hợp khẩu vị, thói quen của người dân. Người Hội An ưa thích món phở tái với sợi phở dai, cưng cứng và dầy mình hơn sợi phở Bắc. Sợi phở mộc mạc làm từ gạo quê được phơi héo để tăng độ dẻo dai theo ý thích ăn phở của người miền Trung, hoàn toàn không dùng đến chất hóa học phụ trợ.
Nhà thờ tộc Nguyễn Văn hiện tọa lạc tại khối Thanh Chiếm, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Đây là nơi thờ cúng thủy tổ và tiền nhân của tộc Nguyễn (Nguyễn Văn), là một trong “Bát tộc tiền hiền” của làng Thanh Hà. Tương truyền, vào khoảng đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Lê, Phạm, Bùi, Ngụy từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập nghiệp tại vùng đất này, lập nên làng Thanh Hà. Căn cứ vào gia phả tộc Nguyễn Viết, tộc Võ Văn ở Thanh Hà, có thể nhận thấy việc di dân, lập làng diễn ra từ rất sớm.
Xã Cẩm Hà là một trong 13 đơn vị hành chính của thành phố Hội An, cách trung tâm hành chính thành phố 02 km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 613,2 ha (6,132 km2), có 5 thôn: Trảng Suối, Trà Quế, Đồng Nà, Bầu Ốc, Bến Trễ. Vùng đất này nổi tiếng với hai thương hiệu rau Trà Quế và Quật cảnh Cẩm Hà. Đây được xem là 2 nghề mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho đại đa số người dân trong xã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và tạo môi trường phát triển du lịch làng quê sinh thái hiệu quả nhất trong thời gian gần đây.
Cách nay hơn 2000 năm, qua những hình đúc trên trống đồng Đông Sơn đã minh chứng người Việt biết cách đóng và sử dụng thành thạo ghe thuyền. Lịch sử đã cho thấy, ghe thuyền truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, nhiều kích cỡ, làm từ chủ yếu bằng gỗ, tre, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm phương tiện lưu thông đi lại, vận tải buôn bán, chiến đấu, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tham dự vào hoạt động văn hóa lễ hội,…
Tọa lạc trên một gò đất cao, bao bọc xung quanh là cánh đồng ruộng rộng lớn chính là di tích khu mộ tộc Nguyễn Viết - tộc họ tiền hiền của làng Để Võng xưa, một làng giữ vai trò quan trọng trong nghề đánh bắt sông nước trên sông Để Võng, thuộc tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ở Hội An, mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng khá lớn và độc đáo về hình thức kiến trúc, mô típ trang trí, kết cấu, chất liệu, kỹ thuật tạo tác, có sự phong phú, đa dạng về thành phần dân cư và tập quán tống táng liên quan. Thanh Hà là vùng đất hiện còn bảo tồn được rất nhiều ngôi mộ cổ có giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Trong số đó có ngôi mộ bà họ Phạm hiện vẫn còn được gìn giữ tốt, được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt đầu tổ chức, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt vua Gia Long cho biên soạn bộ địa chí của vương triều và giao Thượng thư bộ Binh Lê Quang Định thực hiện và hoàn thành vào năm 1806 với tên gọi là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
Di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần hiện tọa lạc tại tổ 48, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Từ vị trí bến xe buýt Hội An, rẽ phải đi theo đường Nguyễn Tất Thành khoảng 500m, sau đó rẽ trái vào đường bê tông (đường vào chùa Long Tuyền), tiếp tục đi thẳng khoảng 280m, nhìn theo hướng tay phải (theo đướng đi) sẽ nhìn thấy di tích.
Trong các hồi ký của người nước ngoài viết về Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII, có một hồi ký rất đáng chú ý, đó là Hồi ký về xứ Cochinchine của Pierre Poivre. Tập hồi ký này đã được M.H. Cordier giới thiệu trong tạp chí Viễn Đông (Revue Dextreme Orient) năm 1883 và được Charles Maybon nhắc đến trong bản luận án tiến sĩ năm 1920.
Khu phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc thành phố Hội An, có tọa độ 15052’20” vĩ độ Bắc, 108020’10” kinh độ Đông.
Trong văn hóa truyền thống của người Hội An, nếp sống là giá trị nổi bật, được gầy dựng, bồi đắp từ lâu và luôn được đề cao.
Trong số 13 vị vua triều Nguyễn, Minh Mạng (1820-1841) là vị vua nổi tiếng với tài trị quốc. Trong suốt 20 năm ở ngôi, ông đã ban hành nhiều văn bản hành chính (châu phê, châu điểm…) về vấn đề khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không chỉ có vậy, vua Minh Mạng còn hết sức quan tâm đến vấn đề ổn định dân sinh, phát triển xã hội, điều này được thể hiện qua các chính sách an dân và các cuộc tuần du thị sát dân chúng ở các địa phương trong cả nước.
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.