Cách nay hơn 2000 năm, qua những hình đúc trên trống đồng Đông Sơn đã minh chứng người Việt biết cách đóng và sử dụng thành thạo ghe thuyền. Lịch sử đã cho thấy, ghe thuyền truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, nhiều kích cỡ, làm từ chủ yếu bằng gỗ, tre, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm phương tiện lưu thông đi lại, vận tải buôn bán, chiến đấu, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tham dự vào hoạt động văn hóa lễ hội,…
Tọa lạc trên một gò đất cao, bao bọc xung quanh là cánh đồng ruộng rộng lớn chính là di tích khu mộ tộc Nguyễn Viết - tộc họ tiền hiền của làng Để Võng xưa, một làng giữ vai trò quan trọng trong nghề đánh bắt sông nước trên sông Để Võng, thuộc tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ở Hội An, mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng khá lớn và độc đáo về hình thức kiến trúc, mô típ trang trí, kết cấu, chất liệu, kỹ thuật tạo tác, có sự phong phú, đa dạng về thành phần dân cư và tập quán tống táng liên quan. Thanh Hà là vùng đất hiện còn bảo tồn được rất nhiều ngôi mộ cổ có giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Trong số đó có ngôi mộ bà họ Phạm hiện vẫn còn được gìn giữ tốt, được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt đầu tổ chức, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt vua Gia Long cho biên soạn bộ địa chí của vương triều và giao Thượng thư bộ Binh Lê Quang Định thực hiện và hoàn thành vào năm 1806 với tên gọi là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
Di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần hiện tọa lạc tại tổ 48, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Từ vị trí bến xe buýt Hội An, rẽ phải đi theo đường Nguyễn Tất Thành khoảng 500m, sau đó rẽ trái vào đường bê tông (đường vào chùa Long Tuyền), tiếp tục đi thẳng khoảng 280m, nhìn theo hướng tay phải (theo đướng đi) sẽ nhìn thấy di tích.
Trong các hồi ký của người nước ngoài viết về Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII, có một hồi ký rất đáng chú ý, đó là Hồi ký về xứ Cochinchine của Pierre Poivre. Tập hồi ký này đã được M.H. Cordier giới thiệu trong tạp chí Viễn Đông (Revue Dextreme Orient) năm 1883 và được Charles Maybon nhắc đến trong bản luận án tiến sĩ năm 1920.
Khu phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc thành phố Hội An, có tọa độ 15052’20” vĩ độ Bắc, 108020’10” kinh độ Đông.
Trong văn hóa truyền thống của người Hội An, nếp sống là giá trị nổi bật, được gầy dựng, bồi đắp từ lâu và luôn được đề cao.
Trong số 13 vị vua triều Nguyễn, Minh Mạng (1820-1841) là vị vua nổi tiếng với tài trị quốc. Trong suốt 20 năm ở ngôi, ông đã ban hành nhiều văn bản hành chính (châu phê, châu điểm…) về vấn đề khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không chỉ có vậy, vua Minh Mạng còn hết sức quan tâm đến vấn đề ổn định dân sinh, phát triển xã hội, điều này được thể hiện qua các chính sách an dân và các cuộc tuần du thị sát dân chúng ở các địa phương trong cả nước.
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.
Thuyền buồm Đông Dương (Voiliers d’Indochine) của J.B. Piétri - Giám đốc nha Ngư nghiệp Đông Dương là công trình chuyên khảo khá tỉ mỉ về ghe thuyền ở Đông Dương và khu vực lân cận được thực hiện vào những thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ 20.
Cây cau - Tân Lang (檳榔), tên khoa học là Areca catechu L., là loại cây nhiệt đới lâu năm, thuộc họ Dừa, quả dùng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và làm thuốc… Ở Việt Nam, cau được trồng nhiều nơi, đặc biệt là từ Thanh Hóa trở vào, quả cau là loại thổ sản đặc trưng, trở thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng từ xưa đến nay. Hình ảnh cây cau đã được khắc trên Anh đỉnh đúc năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng, hiện đặt trang trọng ở Thế Miếu, Hoàng thành Huế.
Người Hoa đã có mặt từ khá sớm ở Đàng Trong Việt Nam thông qua con đường giao thương. Tại Hội An, từ đầu thế kỷ 17 đã hình thành nên tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa cư trú dưới sự cho phép của các Chúa Nguyễn.
Vào các thế kỷ 17, 18, 19, Hội An, Quảng Nam nói riêng, Đàng Trong nói chung đã có sự hiện diện người Anh đến giao thương, buôn bán, truyền giáo,…
Xuyên suốt trong nhiều năm, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An gắn với du lịch theo hướng bền vững nhằm tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ then chốt của thành phố.
Bảo tồn và phát triển là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, biện chứng lẫn nhau trong hoạt động quản lý di sản. Bảo tồn là nguyên tắc bắt buộc của mọi di sản, trong khi phát triển là xu thế tất yếu của thời đại không chỉ riêng trên lĩnh vực này.
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.
Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ XVI từ những cư dân ở phía Bắc của Đại Việt di cư đến khai hoang lập làng xã. Qua hàng trăm năm, người dân làng Trà Quế đã tận dụng những lợi thế về tự nhiên, đất đai và duy trì cách trồng rau truyền thống mà cha ông để lại nhằm tạo ra những sản phẩm rau sạch, hương vị đặc trưng riêng.