Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, và đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê giao trấn thủ vùng đất Quảng Nam. Kể từ đây Nguyễn Hoàng thực hiện nhiều chính sách để thiết lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới.
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hội An là đô thị thương cảng hình thành vào cuối thế kỷ XV, phát triển trong suốt các thế kỷ XVI-XVIII.
Theo y học cổ truyền phương Đông, cơ thể con người "dương thường hữu dư, âm thường bất túc". Thời điểm của Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi Đoan Dương, là lúc khí dương thịnh nhất trong một năm. Bởi vì, tính theo lịch Dương, Tết Đoan Ngọ luôn sát gần với ngày hạ chí (21-22/6), là ngày duy nhất trong năm có thời gian mặt trời chiếu sáng lâu nhất. Điều đó khiến cho cơ thể con người càng bị nhiệt nóng.
Tôn phong và thờ phụng các vị nữ thần là truyền thống đã có từ bao đời nay và trở thành một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc, phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở nước ta.
Ở Hội An, nếu mì Quảng là món ăn gắn với vùng nông thôn, với các làng quê ở địa phương thì cao lầu là món ăn gắn liền phố thị. Trước đây cũng như hiện nay, món cao lầu chủ yếu được bày bán ở khu vực trung tâm phố cổ Hội An, gần đây vùng ngoại thị mặc dù cũng có nhưng chỉ rải rác một vài địa phương.
Biển đảo ở Hội An không chỉ tác động sâu sắc đến đời sống vật chất mà còn chi phối mạnh mẽ và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống tinh thần của người dân vùng biển địa phương nói riêng, toàn cộng đồng dân cư tại chỗ nói chung. Sự chi phối, dấu ấn biển đảo này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt tín ngưỡng và trong tâm thức sùng bái, kiêng kỵ các hiện tượng siêu nhiên liên quan đến biển đảo.
Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Ngày 19/8/1839, phát minh về nhiếp ảnh được Chính phủ Pháp công nhận, rất nhanh chóng, trong vòng chưa đầy 30 năm, nghề chụp ảnh đã được du nhập về Việt Nam bởi những nhân vật có tinh thần canh tân sâu sắc.
Vào năm Ất Dậu (1765) dưới thời vua Lê Cảnh Hưng, ở Đàng Trong chúa Nguyễn Võ Vương mất, quyền thần Trương Phúc Loan bỏ di chiếu phế trưởng lập ấu, đưa con thứ 16 của Võ Vương mới 12 tuổi lên ngôi chúa là Định Vương. Ngoài ra, Trương Phúc Loan còn tham lam vô độ, người người đều oán ghét vì vậy mà anh em nhà Tây Sơn nổi dậy chống cự.
Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.
Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.
Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính được hình thành trong hoạt động quản lý bộ máy nhà nước của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (1802 - 1945). Những văn bản này do các quan lại hoặc các cơ quan trong bộ máy triều Nguyễn soạn thảo đệ trình lên nhà vua xem để phê duyệt.
Trong lịch sử, Thanh Hà là một làng xã có diện tích rộng lớn, cư dân đông của Hội An. Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, Nguyễn Tấn (hầu hết là nông dân, thợ thủ công làm gốm, gạch ngói…) từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập làng Thanh Hà, dần dần mở rộng khai phá đất đai, hình thành nên đời sống văn hóa làng xã tại đây. Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), Thanh Hà có 13 ấp gồm An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Ốc, Bàu Súng, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Hậu Xá, Cồn Động.
Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hóa phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Dưới triều Nguyễn, biển đảo được đặc biệt quan tâm, chú trọng, thể hiện qua việc tổ chức quân đội tuần tra, kiểm soát, bảo vệ hải giới, cũng như các hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi từ biển đảo.
Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
Trong ký ức những người Hội An được sinh ra và lớn lên ở thập niên 60 của thế kỷ XX trở về trước, các hiệu sách trong phố là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về truyền thống đọc sách được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, từ đó, dần hình thành các tầng lớp trí thức tinh hoa nhờ nền tảng văn hóa đọc - niềm tự hào của người dân phố Hội thời vang bóng.