MỞ ĐẦU
Theo kết quả điều tra khai quật khu phố cổ Hội An, đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc, đồ sứ Hizen, đồ gốm nung không tráng men (đồ nung ở nhiệt độ cao không tráng men, dưới đây gọi tắt là đồ gốm) và đồ đất nung của Việt Nam.
Một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến nghề yến Thanh Châu (Hội An) vừa được phát hiện cho thấy, các vua triều Nguyễn ngay từ rất sớm đã chú trọng xác lập chủ quyền biển đảo và thực hiện sự kết hợp giữa khai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đến tổ 2 của khối An Bàng, phường Cẩm An hỏi đường đến cây đa cổ thụ trong xóm sẽ được người dân nơi đây, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể chỉ dẫn để đi đến tận nơi. Đó là một cây đa to lớn nằm trong khu dân cư; thân cây vươn cao, tán rộng, tỏa bóng mát trong phạm vi khá rộng.
Hội An vốn là tỉnh lỵ của Quảng Nam, nơi tập trung đầu não ngụy quân, ngụy quyền thời chống Pháp (1945 - 1954). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), ngụy quyền Quảng Nam và các cơ quan đầu não cấp tỉnh đóng hành dinh tại Hội An. Điều đó cho thấy sự quan trọng về vị thế địa - chính trị của Hội An trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Ai từng có dịp đến thành phố Hội An (Quảng Nam), hẳn đều ấn tượng với những dãy nhà cổ mái ngói âm dương phủ mầu rêu phong; những con giáp bằng gốm và đất nung nhỏ xinh lúc lắc theo gánh hàng rong đồ lưu niệm của các bà, các mệ trên khắp các con đường… Nhưng không phải ai cũng biết xuất xứ của các sản phẩm ấy là từ làng gốm cổ Thanh Hà cách đó vài cây số, đã tồn tại 500 năm bên con sông Thu Bồn thơ mộng. Sách Đại Nam nhất thống chí thời nhà Nguyễn đã ghi danh nơi này vào hàng “thổ sản quốc gia”...
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay làng gốm Thanh Hà (Hội An) – một làng nghề lâu đời, có tính chuyên môn hóa cao - vẫn bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đặc biệt là những tri thức dân gian về nghề.
Ở Việt Nam xưa, Làng - vốn là từ Nôm, chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất của người nông dân. Xã - vốn là từ Hán - Việt, chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất của nhà nước phong kiến. Làng - xã là hệ thống ghép của một thực thể địa cư chịu sự điều hành của lưỡng quyền gồm: Bộ máy quản lý nhà nước (xã trưởng/lý trưởng) và tổ chức tự quản (làng, họ). Tựu chung gồm bộ máy hành chính - Chức dịch và bộ máy tự quản - Sắc mục, gọi chung là chức sắc, tuy có phân biệt nhưng quan hệ mật thiết với nhau trong chức năng quản lý làng - xã.
Hội An, vùng đất nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn, là đầu mối giao thông đường thủy của cả hệ thống sông ngòi ở Quảng Nam. Cư dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung phần lớn dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chính, do đó những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống của người dân Hội An, Quảng Nam. Trong bài viết này giới thiệu một số lễ tục trong sản xuất nông nghiệp ở Hội An.
Quá nhiều sự thay đổi trong tiến trình phát triển đô thị khiến câu chuyện lưu giữ di sản ở nhiều vùng đất luôn phải đặt trong tình trạng báo động. Ở Quảng Nam, nơi đang hình thành rất nhiều dạng đô thị, thì càng cần thiết phải nhận diện đầy đủ các di sản đô thị, từ kiến trúc - văn hóa - xã hội, để bảo tồn và phát huy giá trị nhằm tạo nên bản sắc của đô thị trong phát triển bền vững.
Sau tết Mậu Thân (1968), vùng giải phóng của tỉnh Quảng Đà và vùng ven thị xã Hội An bị càn quét dữ dội. Hằng ngày, máy bay Mỹ thả bom, làng xóm xơ xác. Ban đêm đại bác từ các căn cứ Núi Chúa (Quế Sơn), Lai Nghi (Cẩm Hà) và trên tàu chiến Hạm đội bảy của Mỹ ở ngoài biển bắn phá ác liệt. Trực thăng Mỹ đổ bộ càn quét, lùng sục, lấn sâu vào vùng giải phóng, nhằm thực hiện chiến dịch “Tìm diệt” quân giải phóng.
Trong thời Tiền - Sơ sử đến Cổ - Trung, Cận đại, Cửa Đại (Đại Chiêm Hải khẩu) luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hội An và Xứ Quảng. Độ rộng và sâu của cửa biển này rất thích ứng với thời kỳ thuyền buồm ở cả phương Đông và phương Tây
MỞ ĐẦU
Qua các thư từ của từ thời Châu Ấn thuyền còn để lại, chúng tôi đã xác định được trong khoảng thời gian 31 năm Khánh Trường thứ 9 (năm 1604) cho tới năm Khoan Vĩnh thứ 12 (năm 1635, năm thực thi chính sách “đóng cửa, sakoku”), có ít nhất 356 con thuyền của người Nhật Bản đã qua lại các khu vực thuộc Đông Nam Á .
Mở đầu
Hội An là một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam (miền Trung Việt Nam), có diện tích khoảng 60km2 với dân số 77.000 người (số liệu năm 1998). Đô thị cổ này nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam, là cảng thị hình thành bên bờ trái của sông Thu Bồn, con sông cung cấp nước cho phía Nam thị xã và cao nguyên miền Trung. Hội An được biết đến với tư cách là cảng mậu dịch quốc tế vào thế kỷ XVII, nơi đã từng tồn tại một khu phố Nhật Bản trong thời kỳ thương mại Châu ấn thuyền.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, UNESCO đã công nhận nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam là di sản thế giới, dựa trên những giá trị nổi bật toàn cầu của mỗi loại hình di sản, phù hợp với các tiêu chí mà tổ chức này đưa ra.
1. Đặt vấn đề
Thành phố Hội An nằm ở khu vực miền Trung - Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam, với diện tích 60km2, dân số hơn 92.000 người phân bố trên 9 phường, 4 xã, trong đó có 1 xã đảo. Tại đây, có một khu phố cổ minh chứng cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ XVI - XIX) được bảo tồn nguyên vẹn và UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới năm 1999 và vùng đảo Cù Lao Chàm - Hội An còn gìn giữ một hệ sinh thái trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009.
Yến sào - tổ chim yến là một sản vật biển đảo quý hiếm, một loại thực phẩm siêu việt từ lâu đã là một cống phẩm dành riêng cho triều đình và là một mặt hàng xuất khẩu hàng đầu được thương nhân nhiều nước quan tâm.
MỞ ĐẦU
Hội An là một cảng thị được hình thành ở cửa sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng, thành phố lớn nhất của miền Trung Việt Nam 30km về phía Nam. Khu phố cổ có 3 con đường chạy theo hướng Đông Tây, ở đó từ đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện những dãy nhà bằng gỗ. Cảng thị Hội An vừa có cảnh quan của một phố cảng vùng Đông Nam Á, lại vừa mang tính chất thị của một đô thị cổ Việt Nam. Bởi thế, vào năm 1985, cảng thị này đã được chính phủ Việt Nam công nhận là khu Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và năm 1999 đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Điều đáng chú ý là, ở cảng thị Hội An này đã từng tồn tại một khu phố “Phố Nhật Bản” vào thế kỷ XVII.
Tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI-2017, nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật diễn ra mang ý hướng bảo tồn và phát huy các bộ môn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa - nghệ thuật địa phương Quảng Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế.
Thanh Hà là một trong những làng/xã có diện tích khá rộng, nằm ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố Hội An hiện nay. Đây là một trong những làng/xã được hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Trải qua quá trình lịch sử, đến dưới thời Nguyễn, làng Thanh Hà được phát triển mở rộng với 13 ấp gồm Hậu Xá, An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Súng, Bàu Ốc, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Cồn Động. Hiện nay, diện tích làng/xã Thanh Hà là địa bàn chính của phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà và một phần phường Cẩm An. Nhiều di sản văn hóa của làng do các thế cư dân sáng tạo, vun đắp đã được công nhận, xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc đưa vào danh mục bảo vệ của thành phố Hội An.
Đêm ngày 14/7/1967, quân và dân ta tấn công vào nhà lao Hội An – nhà lao Xóm Mới giải thoát hàng ngàn tù nhân khỏi chế độ giam cầm hà khắc của chính quyền Mỹ - ngụy. Một cuộc tấn công chớp nhoáng đã gây bất ngờ lớn cho địch, nhưng với ta, đó là cả một thời gian chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ lực lượng tham gia, công tác hậu cần, phương án tiếp cận và chiến đấu, … Đặc biệt, một trong những nguyên nhân quan trọng để có được thắng lợi này là ta đã xây dựng được một cơ cở cách mạng tin cậy ngay trong đội hình quân địch ở nhà lao Hội An. Cơ sở đó là ông Nguyễn Cho.