Ăn uống là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Trải qua nhiều giai đoạn, mỗi con người đều có sự sáng tạo không ngừng, tìm tòi chế biến nhiều món ăn từ bình dị cho đến sang trọng phục vụ đời sống cho mình và cho người khác. Việc chọn nguyên liệu, chế biến món ăn là sự sáng tạo của con người. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, ẩm thực Hội An là một trong nét văn hóa tiêu biểu của người dân nơi đây. Sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực Hội An thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều nguyên liệu trong từng món ăn cho thấy sự tinh tế, sáng tạo của người chế biến, tất cả góp phần làm nên “cái hồn” văn hóa Hội An.
Kim Bồng (Cẩm Kim ngày nay) là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối khá giả, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được dân cư trong xóm ấp đầu tư xây dựng như: nhà thờ Tứ tộc, đình Năm Căn, chùa Hội Nguyên… Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc dân dụng có giá trị cũng được dựng nên. Dưới tác động của điều kiện khí hậu, mưa gió bão lụt trong thời gian dài, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên một số công trình kiến trúc này đã bị hư hại hoàn toàn.
Ngày 28/3/1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập tại địa điểm Cây Thông Một, xã Cẩm Hà (nay là khối phố Hòa Thanh, phường Tân An, thành phố Hội An). Sau khi thành lập, Tỉnh ủy Quảng Nam đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức huấn luyện và vận động quần chúng tham gia các phong trào đấu tranh để lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng, xây dựng, củng cố các tổ chức của Đảng. Đây là điều kiện góp phần để Chi bộ Đảng của Hội An sớm được thành lập.
Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .
Việc thờ phụng các vị nữ thần vốn rất phổ biến trong xã hội Việt Nam trong lịch sử. Từ nhu cầu tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc, các hình thức nghi lễ thờ cúng, lễ hội, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng liên quan cũng được hình thành, phát triển, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Tết đến, xuân về, nỗi háo hức mong chờ, ước ao bao điều tốt lành, may mắn theo sắc mai/đào, nắng mới, chồi biếc lộc xuân, cứ ăm áp dội vào lòng người và vạn vật. Xuân qua rồi xuân lại tới, cứ tuần hoàn mà nhật nhật tân, hựu nhật tân. Có nhiều vô kể tết trâu trong lịch sử nhưng đã thành quá khứ. Tết trâu mới - Tân Sửu năm nay (2021) khác hẳn hơn bao giờ hết, bởi sau một năm Canh Tý nhiều khó khăn, nỗi vất vả, lo âu do dịch bệnh (COVID - 19) và thiên tai khắc nghiệt. Mọi người đều háo hức đón chào năm mới, mong xua tan năm cũ với nhiều khát vọng tốt đẹp. Tuy vậy, dù cho điều kiện sống đã cho con người những đổi thay với nhiều ước vọng, nhưng về văn hóa, những hàm ý ẩn chìm, các lớp văn hóa cũ mới vẫn xuyến luyến với nhau khiến người ta hay hoài niệm, nhớ nhung.
Trâu là con vật đứng ở vị trí thứ 2 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, ngày/ tháng/ năm cầm tinh con trâu theo can chi có: Tân Sửu, Quý Sửu, Ất Sửu, Đinh Sửu và Kỷ Sửu. Trong năm âm lịch, tháng 12 gọi là tháng Sửu. Chu kỳ của mỗi năm can chi là 60 năm (lục thập hoa giáp).
Tục cúng giao thừa và lễ Hành Khiến trong đêm trừ tịch linh thiêng là lễ tục từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trên mảnh đất Hội An, các đình làng, từ đường cho đến mỗi nhà đều gìn giữ vẹn nguyên phong tục truyền thống tốt đẹp này. Trong thời khắc giao thừa linh thiêng, tiếng chiêng trống âm vang khắp không gian, mở đầu một năm mới với những vận hội, niềm tin mới tràn đầy, bỏ lại phía sau mọi bận bịu lo toan, phiền muộn, không vừa lòng hoặc hiềm khích chia rẽ. Người với người dường như xích lại gần nhau hơn trong cảm giác giao hòa với thiên nhiên vạn vật, giữa đời thực và siêu nhiên, giữa hữu hình với vô hình, hữu hạn và vô hạn.
Một dấu ấn lịch sử quan trọng trong hành trình mở cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt là sự kiện vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471, đạo thừa tuyên thứ 13 của nước ta. Từ đó đến nay đã trải qua chặng đường đúng 550 năm (1471 - 2021).
Khu vực Lâm Sa, Tu Lễ phường Cẩm Phô có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc như chùa Viên Giác, Văn chỉ Cẩm Phô, nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh… và một số ngôi mộ cổ như mộ ông Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Giao và mộ tổ tộc Huỳnh (Huỳnh Đắc). Ngôi mộ tổ tộc Huỳnh hiện tọa lạc tại số 56/79 đường Hùng Vương, khối Tu Lễ, bao quanh mộ là khu vườn của người dân. Ngôi mộ không có lối vào riêng, muốn tiếp cận ngôi mộ phải đi vào nhà của hộ dân này. Trước đây, trong khuôn viên này, cạnh ngôi mộ tổ tộc Huỳnh còn có một ngôi mộ cổ khác có mặt bằng hình móng ngựa, là mộ của ông họ Trần , hiện đã được di dời đi nơi khác.
Cẩm Phô là một trong những làng/xã được hình thành từ khá sớm ở Hội An. Qua một số tư liệu cho biết làng Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI và không ngừng phát triển về quy mô diện tích qua từng giai đoạn.
Bánh khoai hấp từ lâu nay là một đặc sản gia truyền của nhiều gia đình, dòng tộc ở Khu phố cổ Hội An. Bánh chỉ được làm vào những dịp giỗ chạp để dâng cúng ông bà và thết đãi khách khứa đến dự đám, không thấy bán ra thị trường. Vậy nên, không phải người Hội An nào cũng được biết đến món bánh này, số người biết làm bánh lại càng hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, đã thưởng thức một lần thì không ai có thể quên được vị dẻo thơm, ngọt mềm của bánh khoai hấp.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Hết đại dịch COVID-19 lại đến lũ bão hoành hành, phố đã vắng càng thêm hắt hiu, nhưng như lò xo nén lại sau bao ngày tháng, đến giữa tháng 12/2020, cú trở mình ngoạn mục đã khiến cả người trong cuộc cũng sững sờ, khi Hội An được du khách bình chọn là một trong những điểm đến mùa NOEL hấp dẫn nhất Châu Á. Có một dòng chảy âm thầm qua tháng năm trên rêu xanh, ngõ nhỏ nơi phố biển này, mà lúc đằm xuống mới có thể nhận ra, rằng bình an chưa đủ, nơi đây còn có nụ cười lạc quan chưa từng tắt, và đó chính là gương mặt muôn thuở làm nên một Hội An ghim trong bộ nhớ bao người…
Cẩm Hà là đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hội An. Đến năm 2020, xã Cẩm Hà có 16 di tích được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An. Theo quy định về phân loại, di tích ở Cẩm Hà có 3 trong 4 loại hình, gồm: Di tích khảo cổ: 01 di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật: 10 di tích, di tích lịch sử (lịch sử cách mạng): 05 di tích. Mặc dù so với các địa phương khác, di tích ở xã Cẩm Hà không nhiều về số lượng nhưng đặc điểm và giá trị của các di tích là khá tiêu biểu.
Năm 1927, đồng chí Phan Thêm (tức Cao Hồng Lãnh) thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội An tại nhà Đức An, nay là nhà số 129 Trần Phú. Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ đầu tiên cho phong trào cách mạng ở Hội An.
Phong trào Tây Sơn và những sự kiện lịch sử liên quan đến phong trào này đã truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà. Mặc dầu chỉ tồn tại trong vòng 30 năm (1771 - 1801) nhưng do tính chất đặc biệt, khác thường của cuộc nổi dậy, do sự khan hiếm của các nguồn sử liệu liên quan cũng như do những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp và quan điểm chính trị đã làm tốn biết bao giấy mực của giới chuyên môn trong nước và quốc tế. Tuy vậy cho đến nay các lời giải đáp về những khía cạnh khác nhau liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn chưa làm thỏa mãn sự mong muốn của đông đảo công chúng.
Nhân kỷ niệm Sinh nhật Bác (19.5.1890 - 19.5.1953), Chi bộ nhà lao Hội An bí mật tổ chức mít tinh để cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước trong nhà lao ôn lại cuộc đời sự nghiệp và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua đó nâng cao lập trường tư tưởng cách mạng.
Thời Đường, con đường tơ lụa trên bộ đi qua vùng Trung Á đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của đế chế Đại Đường. Cùng với đó, con đường tơ lụa trên biển kết nối các thương cảng vùng nam Trung Hoa như Quảng Châu, Phúc Kiến với các thương cảng vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á ngày càng trở nên quan trọng.
1. Trong cuốn sách Lưu dấu Champa Cố đô Simhapura - Trà Kiệu thế kỷ I đến thế kỷ XI do cố Linh mục An-Tôn Nguyễn Trường Thăng biên soạn[1], có giới thiệu một đồng tiền lạ được tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ học tại thành Trà Kiệu. Đồng tiền này đã được gửi đến Viện Tiền đồng và Huy chương thuộc Bảo tàng Anh quốc (The British Museum) để giám định vào năm 1994.