Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Hội An, bên cạnh các loại hình tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cá Ông, Thành Hoàng, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ các nghề, thờ cúng âm hồn…thì tín ngưỡng thờ Ngũ Hành tiên Nương cũng có một vai trò quan trọng.
Trên văn đàn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng, trong suốt chiều dài văn học sử nước nhà nói chung, Cao Bá Quát là một gương mặt có ấn tượng sâu sắc và khác thường. Sâu sắc, khác thường bởi cuộc đời và bởi những sáng tác. Cuộc đời thì tài hoa nhưng thăng trầm và có kết cục bi thảm. Còn thơ văn thì nổi tiếng “Thần siêu, thánh Quát” với những tác phẩm đóng dấu son rực rỡ cho văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, đến nỗi một người khó tính như vua Tự Đức đã phải hạ bút: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán…”. Trong số đó, có những tác phẩm viết về Hội An, Điện Bàn, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ, ngay từ lúc phôi thai (khoảng đầu thế kỷ 17), người Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao vào cuộc cách mạng chữ viết này.
Năm 1964, phong trào cách mạng ở Hội An phát triển mạnh, ta giành quyền làm chủ nhiều nơi. Thị ủy Hội An chỉ đạo thành lập Ban dân y thị xã để lo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và thực hiện nhiệm vụ cứu thương các lực lượng cách mạng. Trên cơ sở đó, bộ khung Ban dân y được hình thành, cấp xã cũng hình thành trạm dân y. Địa bàn đứng chân chủ yếu của Ban dân y Hội An hồi đó là Cẩm Thanh, Duy Nghĩa (Duy Xuyên), có lúc di chuyển qua Bình Dương (Thăng Bình).
Sùng bái các động vật trong tự nhiên là hình thức tín ngưỡng nguyên thủy khá phổ biến của nhiều dân tộc, nhóm tộc người, nhóm cư dân sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau trên thế giới. Hành động tâm linh này xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có việc người ta tin rằng loại động vật mà mình thờ phượng, tôn sùng đã và luôn luôn phù trợ, giúp đỡ mình vượt qua những thách thức, những hiểm nguy của cuộc sống hay trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với cộng đồng cư dân ngư nghiệp ở ven biển miền Trung, cá Ông được xem là phúc thần trên biển và trở thành đối tượng thờ cúng, tôn sùng, tín bái từ rất lâu đời. Cá Ông được cộng đồng ngư dân khoát cho những chiếc áo thần thoại, thêu dệt nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí nhưng giàu giá trị nhân văn. Có thể thấy, trong thiết chế văn hóa của hầu hết các làng ngư nghiệp ven biển miền Trung đều có nơi chôn cất cá Ông, lăng thờ cá Ông và hằng năm đều tổ chức các lễ tế, diễn xướng liên quan đến cá Ông.
Chùa Bà Mụ là tên gọi dân gian mà người dân địa phương thường dùng để chỉ công trình kiến trúc tín ngưỡng cung Cẩm Hà và cung Hải Bình. Vị trí tọa lạc của hai cung này nay là khuôn viên trường trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu, phường Minh An. Hai cung này hiện nay không còn nữa, chỉ còn phần cổng vào tương đối nguyên vẹn, mặt trước cổng hướng ra phía đường Hai Bà Trưng. Cổng vào là sự kết hợp giữa hai tam quan của hai công trình kiến trúc (hai cung), có tổng cộng bốn lối vào, lấy trục đối xứng là một vòng tròn lớn ở giữa. Do đó, tên gọi “tam quan chùa Bà Mụ” có phần chưa chính xác và vẫn còn một số ý kiến khác nhau xoay quanh tên gọi này, tuy nhiên, đây là cách gọi trong dân gian khá phổ biến, được nhiều người biết đến.
Vào hồi 17 giờ 10 phút giờ địa phương (15 giờ 10 phút giờ Việt Nam) ngày 07 tháng 12 năm 2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hội An, nơi giao lưu kinh tế, giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các cộng đồng, dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, từ đó tạo nên một hệ thống tín ngưỡng đa dạng. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Thành hoàng, thờ Cá Ông, thờ Tiền hiền,... của người Việt hay tục thờ Quan Công, Thiên Hậu Thánh mẫu, Bắc đế Trấn Võ, Lục tánh Vương gia,... của người Hoa và thờ cả Linh Cẩu (chó thần), Thần Hầu (khỉ thần) theo tín ngưỡng tô tem của người Nhật, thì tín ngưỡng thờ cây cũng là một trong những tín ngưỡng của cư dân Hội An.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên một hệ thực vật khá phong phú cho rừng núi ở Cù Lao Chàm. Ở đây, nhiều loại cây, lá được cư dân địa phương khai thác để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình như làm rau trong bữa ăn hàng ngày, làm thuốc chữa bệnh, … và làm nhà. Cây mây được xem là một trong những vật liệu chính để làm nhà ở truyền thống của cư dân đảo Cù Lao Chàm trước đây. Lá mây được kết lại thành từng tấm để lợp mái, làm phênh vách, thân cây mây gia công thành sợi để buột các chi tiết kiến trúc trong ngôi nhà. Trong một thời gian dài, nhà lợp tranh mây gắn bó thân thiết với nhiều thế hệ cư dân địa phương nhưng rất tiếc hiện nay, do nhiều nguyên nhân đã làm mất hẳn kiểu nhà lợp tranh mây này ở Cù Lao Chàm. Dù vậy, những tri thức dân gian về lựa chọn cây mây để làm nhà ở vẫn được gìn giữ trong đời sống văn hóa của cư dân.
Làng Cẩm Phô là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Trong sách Ô Châu Cận lục ra đời vào đầu thế kỷ XVI, tác giả Dương Văn An có ghi địa danh làng Cẩm Phô. Theo tư liệu hồi cố, vào khoảng cuối thế kỷ XV, các vị tiền hiền tộc Trần, Huỳnh, Lê, Nguyễn từ Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến định cư, khai cơ tại đây. Trong thời kỳ thương cảng Hội An phồn thịnh, Cẩm Phô đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển, trao đổi thương mại biểu hiện qua sự lớn mạnh của nghề buôn ghe bầu, các nghề thủ công, gia công lâm thổ sản và ngư nông nghiệp. Đến thời nhà Nguyễn, Cẩm Phô là một xã bao gồm các ấp Tu Lễ, Xuân Lâm, Xuân Mỹ (nay thuộc phường Tân An), Trường Lệ (nay thuộc phường Cẩm Châu) và các châu: Xuyên Trung, Châu Trung, Hà Trung (các châu này nay thuộc phường Cẩm Nam), về sau còn có thêm các ấp Trung Tín, Xuân Quang (nay thuộc phường Tân An). Làng Cẩm Phô cũng như bao làng xã người Việt xưa trên địa bàn Hội An, trải qua thời gian định cư, cư dân tại đây đã thiết lập nên các công trình kiến trúc tín ngưỡng nhằm phục vụ đời sống tâm linh chung của cộng đồng cư dân địa phương, trong đó có miếu Ngũ hành ở khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô.
Ngày nay, phát triển gắn với toàn cầu hóa – hội nhập được nhìn nhận như một quá trình, một xu hướng và đã trở thành một làn sóng không ngừng gia tăng mạnh mẽ. Nó thúc đẩy phát triển trong mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc, các lĩnh vực trên toàn thế giới, tạo nên những thuận lợi và thách thức, bắt buộc các quốc gia, dân tộc phải đối mặt. Đặc biệt, bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên trong sự phát triển và hộp nhập luôn là những nhân tố quan tâm hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới.
Thanh Hà là một trong những làng/xã hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Theo địa bạ làng Thanh Hà được lập vào thời vua Gia Long năm thứ 11 (1812), xã Thanh Hà thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Về địa giới, xã Thanh Hà có phía Đông giáp xã phụ lũy Cẩm Phố, xã An Tân, xã An Mỹ, phường Xuân Mỹ (tổng An Nhơn Trung), châu Kim Bồng (thuộc Hoa Châu, huyện Duy Xuyên), xã Hòa An, lập cọc gỗ làm giới; Phía Tây giáp xã Phú Chiêm (tổng An Nhơn Trung), xã Lai Nghi, xã An Lưu; Phía Nam giáp xã An Mỹ, xã Tân An và sông; Phía Bắc giáp xã Tân An, xã Hòa An, lập cọc gỗ làm giới. Toàn diện tích của xã là 2295 mẫu, 9 sào, 14 thước, 9 tấc. Trong đó, công điền là 190 mẫu 2 sào 1 thước 5 tấc, tư điền là 290 mẫu 8 sào 11 thước 3 tấc, công thổ là 4 mẫu 3 sào, tư thổ là 5 mẫu 5 sào 1 tấc, công điền cho nơi khác là 1 sào, tư điền của người nơi khác là 1 mẫu 6 sào, Thần từ Phật tự là 5 mẫu, mộ địa là 372 mẫu 2 sào14 thước, thổ phụ là 260 mẫu 1 sào 8 thước, hoang nhàn là 1165 mẫu 9 sào 10 thước.
Cách đây tròn 240 năm, vào năm Mậu Tuất 1778 dân chúng xứ Đàng Trong, Đại Việt chứng kiến một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng: Nguyễn Nhạc, anh đầu trong 3 anh em nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, đánh dấu sự lớn mạnh và chỗ đứng chính thức của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trong lịch trình phát triển của dân tộc vào nửa cuối thế kỷ XVIII.
Truyền thống hàng hải, mức độ tiếp cận, thích nghi, tương tác với biển, với đại dương của một cộng đồng dân cư, một dân tộc không chỉ được thể hiện ở khả năng, kinh nghiệm đi biển, ở kho tri thức về biển đảo mà còn được lưu dấu đậm nét ở sự phát triển của các ngành nghề kinh tế liên quan đến biển, trong đó nghề đóng ghe thuyền là một dấu hiệu không thể thiếu để nhận diện truyền thống này.
Vị trí đình Thanh Đông hiện nằm tại thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, cách trung tâm phố cổ khoảng hơn 2km về hướng Đông Nam. Trong lịch sử, ngôi đình từng là thiết chế văn hóa tín ngưỡng quan trọng của nhân dân làng Thanh Đông.
Gần đây, nhờ sự mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên nhiều tư liệu nước ngoài liên quan đến quá trình giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế giữa Hội An, Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung với các nước trong khu vực và trên thế giới dần được tìm thấy và giới thiệu, công bố rộng rãi. Trong số đó có một loại tư liệu nói về tàu thuyền các nước bị tai nạn khi đi lại trên biển và phiêu dạt đến Việt Nam, trong đó có Hội An.
Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền thành phố, sự phối hợp hỗ trợ của các địa phương, ban ngành, đoàn thể của thành phố, sự đồng thuận, hợp tác của các tầng lớp nhân dân, sự giúp đỡ của các tổ chức, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ viên chức, lao động trong đơn vị, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao và đạt những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong công tác nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An.
Với những lợi thế so sánh vượt trội về tiềm năng di sản văn hóa, thiên nhiên, trong những năm qua ngành bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế du lịch ở Hội An đã đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt, năm 2017 là năm trên địa bàn Hội An - Quảng Nam chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra như Festival/hành trình di sản, APEC, ngày giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Hàn Quốc...
Đình là một trong những công trình kiến trúc quan trọng nhất của mỗi làng xã người Việt xưa. Ngoài chức năng tín ngưỡng là nơi thờ Thành hoàng, các vị Thần bảo hộ làng, đình còn là nơi giải quyết các công việc hành chính của mỗi làng xã như xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, thu tô thuế đến việc bắt lính, sưu dịch; là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng với những hoạt động lễ lệ lễ hội, vui chơi, diễn xướng,...
Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự tại nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.