Thời gian gần đây, đã xuất hiện rất nhiều cảnh báo từ các tổ chức quốc tế lẫn chuyên gia nghiên cứu văn hóa về sự khai thác “quá đà” các giá trị di sản để phát triển kinh tế. Hội An và Mỹ Sơn không thể ở ngoài cuộc của những lo lắng, cảnh báo này. Đặc biệt, trong guồng quay của phát triển du lịch, chọn lọc nhà đầu tư vẫn là một nan đề…
Ở Hội An hiện tồn rất nhiều ngôi mộ cổ với sự đa dạng về loại hình, kết cấu, thành phần chủ nhân và tập quán tống táng. Đây là minh chứng sinh động cho quá trình phát triển liên tục của vùng đất Hội An, muộn nhất cũng từ thế kỷ I trước công nguyên đến nay, đồng thời thể hiện mối giao lưu văn hóa sâu rộng giữa các thành phần cư dân ở Hội An. Về niên đại, tại dãi cát phía Bắc Hội An đã phát hiện những khu di tích mộ táng thuộc thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Bên trên các mộ chum Sa Huỳnh là những những di tích mộ cổ thuộc thời kỳ muộn hơn. Rất nhiều ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX được phát hiện tại một số cồn đất cao ven trung tâm Thành phố, mộ cổ tập trung phần lớn tại dãi cát thuộc các xóm An Bang, Hậu Xá, Thanh Chiếm, là các khối phố thuộc địa phận phường Thanh Hà hiện nay.
Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe sinh ngày 01/5/1919, mất ngày 21/5/1012, quê tại làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An). Giác ngộ lý tưởng cách mạng từ năm 12 tuổi, đồng chí đã sớm “xác định mục đích cho mình suốt đời hoạt động cho Độc lập dân tộc và CNXH”. Năm 1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng. Con đường hoạt động cách mạng của đồng chí từ đó trở nên sôi nổi mãi đến lúc nghỉ hưu năm 1986. Trong tập hồi ký Những năm tháng không quên do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2009, đồng chí đã hồi tưởng tường tận những gì đã qua trên con đường hoạt động cách mạng của mình. Qua hồi ký của đồng chí, người đọc sẽ phần nào cảm nhận được khí thế sục sôi trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hội An.
Là một bộ phận của di sản biển đảo Việt Nam, vùng biển đảo Hội An nằm ở trung độ của cả nước và có vị trí chiến lược quan trọng trong mạng lưới biển đảo nước ta cũng như ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Dựa vào biển đảo và thích ứng tối đa với môi trường biển đảo để sinh tồn, phát triển là một truyền thống lâu đời của cộng đồng cư dân Hội An, xứ Quảng nói riêng, của các địa phương có biển đảo nước ta nói chung. Truyền thống này được thể hiện đa dạng ở nhiều khía cạnh trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cư và tích lũy nên những giá trị vô cùng to lớn, trong đó có kho tri thức dân gian về biển đảo.
Hôn nhân là việc trọng đại trong cuộc đời của mỗi người, đó là sự cam kết đồng ý giữa hai cá nhân nam và nữ theo khía cạnh luật pháp, xã hội. Theo quan niệm của người xưa: “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, đối với người đàn ông, có thể nói việc kết hôn là một trong ba việc lớn nhất của đời người: “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Từ ý nghĩa quan trọng đó, ông cha ta từ xa xưa đã hình thành nên những quan niệm, lễ nghi trong việc “dựng vợ gả chồng”.
Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn. Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sông - biển, nơi hòa lưu của các nguồn sông lớn như Thu Bồn, Vu Gia và sông Đế Võng. Có thể nói, các nguồn sông này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa của Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung. Những vùng như Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Kim thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt bởi hệ thống sông hói chằng chịt và là vùng nước thường xuyên bị nhiễm mặn, đây là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển. Đặc biệt, tại đây dừa nước sinh trưởng, phát triển thành những rừng dừa dọc khắp các bờ sông, mương, tạo nên màu xanh mát đặt trưng cho một vùng quê. Dừa nước có tên khoa học là Nypa fruticans, còn được gọi là Attap palm, là loài duy nhất trong họ Cau (Are caceae) sinh sống trong đầm lầy.
“Thương hiệu” Hội An là hấp lực đối với du khách và bè bạn quốc tế. Hội An là nơi được chọn tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế. Và các sự kiện được tổ chức tại Hội An hướng đến nâng tầm thương hiệu đó!.
Hội An đã được Hiệp hội Đầu bếp thế giới trao chứng nhận là “Một trong những thủ phủ ẩm thực của Việt Nam”. Đó cũng là biểu hiện sinh động trong quá trình hội nhập và phát triển của đô thị cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới!
Cù Lao Chàm - nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử: Sanfu-Fù law, Cham-pu-lau, Pulociam, Pulaucham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La... Bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Khô, Hòn Tai và Hòn Ông..., nằm bên bờ biển Đông, quần tụ thành hình cánh cung quay về hướng đất liền, có tọa độ địa lý 15052’30’’ đến 16000’00’’ vĩ Bắc, 108024’30’’ đến 108034’30’’ kinh Đông, có diện tích chừng 15,5km2, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về hướng Đông - Đông Bắc. Đã tự bao đời, Cù Lao Chàm như những người lính hoa tiêu khổng lồ - như bức bình phong che chắn, án giữ cho Cửa Đại (Đại Chiêm hải khẩu) của Đô thị thương cảng Hội An. Trên cụm đảo, đặc biệt có Hòn Lao lớn nhất, với hệ thống núi phát triển theo hình cung, độ cao nhất 517m, sườn phía Đông có đá tảng dốc đứng, hiểm trở, bao bọc, sườn Tây dốc thoải, nhiều bãi cát bồi ven biển, trong đó Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương có dân cư sinh sống lập thành xã đảo Tân Hiệp, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay, gồm hơn 2.200 người. Cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản.
Kể cũng lạ khi mà Cù Lao Chàm, một cụm đảo nằm cách đất liền Hội An chừng 15km trở thành là vương quốc của cây ngô đồng. Lạ, vì xưa nay trong suy nghĩ của nhiều người, ngô đồng là một loại cây vương giả, chốn cung đình, dinh thự sang trọng còn không muốn bắt rễ, có đâu đến một vùng đảo đầy nắng gió như Cù Lao Chàm, Hội An. Vậy mà thật bất ngờ khi phát hiện ở đây bạt ngàn một rừng ngô đồng, cứ đến tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm lại ra hoa đỏ rực cả một góc trời đảo xanh, tạo thành một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục…
Xứ Quảng dưới thời các chúa Nguyễn trong những thế kỷ XVI – XVIII là một vùng đất trù phú nhất của Đàng Trong với đô thị thương cảng Hội An nổi tiếng mở rộng cửa giao thương với thế giới bên ngoài.
Các nhà địa chất cho rằng, vùng đồng bằng ven biển miền Trung được hình thành vào đầu kỷ Đệ Tứ (cách ngày nay khoảng 2 triệu năm). Quá trình vận động kiến tạo đã tác động mạnh vào sự hình thành vùng đất này. Các vụng biển được lấp đầy, song vẫn để lại một dòng nước lợ chảy dọc ven biển bên cạnh những cồn cát, bàu nước… Những cư dân cổ đầu tiên ở vùng ven biển đã tìm những gò đất, gò cát để làm nơi trú ngụ sinh sống.
Những dòng sông đã có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa cả xứ Quảng vì đó vừa là huyết mạch giao thông vừa là nguồn phù sa vô tận bồi đắp nên nhiều vùng đất trù phú, cùng trữ lượng sản vật dồi dào tạo nên sắc thái văn hóa xứ Quảng tự thuở xưa. Hội An chính là vùng đất hội thủy.
Dân ghiền cafe Hội An ngày trước chắc ít có ai không một lần ngồi café Chanh, một trong những quán café có tiếng tăm ở Hội An từ thế kỷ trước. Quán do cô Chanh thường gọi là cô Ba mở từ năm 1969 trong hẻm đình Ông Voi, đối diện với một tiệm phở có tiếng không kém là phở Liễu.
Sau nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, ngày 4/12/1999, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thông qua và ban hành quyết định công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí II và V “Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế” và “ Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo”. Điều đó đã khẳng định Khu phố cổ Hội An là một loại hình di sản văn hóa đặc biệt, với không gian đô thị thương cảng xưa có sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc độc đáo, bến cảng, thiên nhiên, những giá trị văn hóa phi vật thể và con người tạo nên sức hấp dẫn riêng.
Hội An thực sự mở cửa cho đại thương nghiệp quốc tế từ đầu thế kỷ XVII.
Hội An có một sức hấp dẫn rất đặc biệt đối với du khách, mà thường ai đã qua đó đôi lần đều cố tìm cách giải thích. Tuy nhiên không dễ. Có lẽ cũng giống như đối với một người con gái đẹp mà ta quyến luyến, chẳng dễ gì nói được rành mạch vì sao. Trong những trường hợp đó thường người ta tìm một lối đi vòng, một cách nói quanh. Xin thử nói về Hội An theo kiểu đó xem sao.
Việc bảo tồn, tu bổ di tích nhằm gìn giữ tính nguyên gốc và chân xác của di tích là một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong công tác bảo tồn. Theo đó, vấn đề sử dụng vật liệu và công cụ truyền thống trong tu bổ di tích có thể được xem là một nguyên tắc khoa học cơ bản để đánh giá kết quả tu bổ. Việc thay thế, phục chế các thành phần của di tích bị hư hại hay phục hồi các yếu tố bị mất,... cần thiết phải được tư duy và thực hiện theo cách làm của người xưa, tức là những người đã xây dựng nên công trình trong quá khứ. Các cấu trúc phục chế luôn luôn phải được làm từ vật liệu như vật liệu của cấu trúc nguyên gốc.
I- HỘI AN XƯA
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Ra khỏi cơ chế trọng nông của nhà Lê nhưng nhà Mạc lại… nhu nhược bất lực trước những biến động xã hội dồn dập nên đất nước vào giữa thế kỷ XVI đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi nhưng sẽ gặp nhiều nguy cơ, thách thức lớn.
Hội An xưa là một đô thị thương cảng quốc tế lớn của Việt Nam ở các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Trong đó, giai đoạn thịnh hành nhất là dưới thời các chúa Nguyễn, đến thời Tây Sơn và đầu triều Nguyễn, Hội An bắt đầu suy tàn. Sở dĩ Hội An có được vị thế đó trong lịch sử, bởi do nhiều nguyên nhân: vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên, chính sách của các nhà nước phong kiến… Trong đó, các chính sách của chúa Nguyễn, với tư cách là nhà nước cai quản xứ Đàng Trong, đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng.