Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, nhất là hơn 30 năm chiến tranh ác liệt, nhưng với nhiều cơ may, khu phố cổ Hội An vẫn giữ gìn được gần như nguyên vẹn nét cổ kính, vẻ đẹp quyến rũ của một đô thị thương cảng quốc tế sầm uất nhất Việt Nam thời trung đại. Và, trên hành trình đến với danh hiệu Di tích cấp Quốc gia, cấp Quốc gia đặc biệt, rồi Di sản Văn hóa Thế giới của khu phố cổ Hội An, cũng như để Hội An có được khuôn mặt rạng ngời, cuộc sống tươi đẹp như hôm nay, Hội An không bao giờ quên những người yêu Hội An, vì Hội An. Trong đó, có những người đầu tiên phải kể đến là nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An.
Xã Cẩm Hà là một trong 13 đơn vị hành chính của thành phố Hội An, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 02 km về phía Bắc. Địa bàn xã có tuyến đường Tỉnh lộ 607 dài 2,1km đi qua, nối thành phố Hội An với huyện Điện Bàn và Đà Nẵng; có sông Cổ Cò (Để Võng) làm ranh giới của xã với xã Điện Dương huyện Điện Bàn và phường Cẩm An thuộc thành phố Hội An. Nơi đây nổi tiếng với hai thương hiệu Rau Trà Quế và Quật cảnh Cẩm Hà. Bên cạnh một số ngành nghề truyền thống đã phát triển từ lâu như nghề nông, nghề đánh bắt trên sông nước,... thì nghề rấm giá (ở Cẩm Hà người ta gọi là gieo giá (?)) cũng là một trong những nghề đặc trưng từ xưa của cư dân Cẩm Hà.
Làng Phước Trạch trước đây thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo những thông tin ghi chép của Viện Viễn Đông bác cổ thì làng Phước Trạch có thờ 1 vị nhân thần và 1 vị ngư thần, tục thường gọi là bà Đại Càn và cá Ông.
Hội An với vai trò từng là đô thị thương cảng quốc tế, sau này là Trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam nên ở Hội An từng diễn ra nhiều hoạt động quan trọng trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo,… nhộn nhịp và có tác động đến sự phát triển không chỉ trong phạm vi Hội An lúc bấy giờ mà còn đến nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
1. Từ giữa thế kỷ XVI, Hội An sớm trở thành một trong những thương cảng sầm uất của xứ Đàng Trong, thu hút thương thuyền từ Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,… đến buôn bán. Lúc này, thuyền buôn muốn vào cảng thị Hội An thường đi bằng hai con đường: [1] Nếu thuyền đến từ phương Nam sẽ vào Đại Chiêm Hải Khẩu để đến Hội An; [2] Nếu thuyền đến từ phương Bắc thì dùng ngõ Đà Nẵng đi dọc theo sông Cổ Cò để đến Hội An. Con đường này có thể tiện hơn vì khỏi phải đi vòng quanh bán đảo Sơn Trà, như vậy sẽ rút ngắn được lộ trình mà lại an toàn sóng gió.
Kẻ thù âm thầm và nguy hiểm nhất của các công trình kiến trúc gỗ là mối mọt. Những ngôi nhà trong phố cổ Hội An vì liền vách nhau, càng thuận lợi cho các loại côn trùng này tấn công. Hơn nữa Hội An nằm ở cuối nguồn Thu Bồn, hàng năm thường bị nhấn chìm trong lũ, có năm đến hai, ba trận lụt lớn. Các tác nhân đó đã, đang và sẽ còn tiếp tục đe dọa sự sống còn của di sản văn hóa thế giới này. Việc bảo tồn, trùng tu nó hiện nay và mai sau rất cần đến bàn tay của những người thợ Kim Bồng.
Nhân dịp trà đàm với nhà thơ Du Tử Lê về văn hóa văn nghệ, ông bảo: “Một vùng đất không thể tự thân nó nổi tiếng mà chính những cư dân cư ngụ trên vùng đất đó làm cho nó nổi tiếng. Hội An là một nơi như vậy”. Thật vậy, từ bao đời nay cư dân Hội An bằng nếp sống sinh hoạt kết nối mật thiết giữa gia đình, cộng đồng và xã hội đã xây dựng được một truyền thống văn hóa tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để rồi khi có dịp mở cửa giao tiếp với những không gian văn hóa bên ngoài đầy những khác biệt, Hội An một mặt vẫn tiếp thu nhanh chóng những cái hay, cái mới đồng thời vẫn giữ được nét riêng văn hóa của chính mình. Điều này đã mang lại không ít sự thán phục của du khách và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mỗi khi bước chân đến Hội An. Trong đó âm nhạc là một ví dụ điển hình.
Vùng đất Thanh Hà nằm về phía tây-tây bắc của Hội An, được hình thành từ rất sớm với thành tạo địa chất có tuổi từ 4500-10000 năm . Những nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh từ hơn 2000 năm trước, cư dân thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú, an táng người quá cố trên mảnh đất Thanh Hà . Từ đầu Công nguyên đến khi người Việt vào sinh sống lập nên làng/xã Thanh Hà, vùng đất này thuộc huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam dưới thời Hán đô hộ, rồi sau đó thuộc nhà nước Lâm Ấp, vương quốc Champa/Chiêm Thành.
Khen ai khéo xếp í a cây đèn kéo quân
Voi giấy ngựa giấy chạy vòng quanh
Làng Thanh Hà là một trong những làng xã được hình thành từ rất sớm ở Hội An. Dưới triều Nguyễn, làng Thanh Hà có diện tích rộng lớn, gồm 13 ấp là Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ, thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn. Giữa thế kỷ 20, tên xã Thanh Hà được thay thế bằng tên xã Cẩm Hà thuộc khu hành chính Cẩm Phô, huyện Điện Bàn. Sau năm 1975, Cẩm Hà là một trong 9 xã/phường của thị xã Hội An. Đến tháng 9/1999, xã Cẩm Hà được chia tách thành xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà.
D
o sức hấp dẫn của thương trường Hội An nên từ thế kỷ XVII người Hoa đã đến đây buôn bán, lập phố phường để giao thương với người bản địa, cư dân các vùng thượng nguồn sông Thu Bồn và thương nhân của nhiều nước đến buôn bán tại Hội An. Trong nhiều thế kỷ sinh sống tại thương cảng Hội An, thương nhân người Hoa đã tạo dựng nhiều công trình kiến trúc rất có giá trị như nhà ở, nhà thờ tộc, đền miếu, hội quán... Trong đó, hội quán được xem là những công trình tiêu biểu nhất về cả kiến trúc lẫn công năng sử dụng. Hội quán được xây dựng với mục đích là để làm nơi sinh hoạt chung của đồng hương, đồng thời là nơi thờ cúng các vị thần bảo trợ và những bậc tiền hiền của từng bang.
Không phải vô cớ mà Phở được gọi là món quốc hồn quốc túy của nước Việt. Dân Việt ăn cơm là điều chẳng cần phải bàn, có điều ăn cơm hoài cũng ngán, cần phải tìm ra cái món gì đó cũng từ gạo mà không phải là cơm để làm phong phú món ăn hơn. Trải qua mấy ngàn năm chắt đục gạn trong cuối cùng cái món Phở cũng ra đời. Suy cho cùng phở, cơm gì cũng từ chính hạt gạo mà ra. Chẳng thế mà các cụ vẫn hay bảo “Chán cơm thèm phở” là gì, cũng vì vậy phở có mặt bất kỳ nơi đâu trên mọi miền đất nước. Và cả khi phải xa quê đến tận cùng thế giới, hành trang của người Việt mang theo cũng không thể thiếu món phở.
Với địa hình vùng cửa sông, ven biển là môi trường gặp gỡ, chuyển tiếp giữa biển cả bên ngoài và các nguồn sông suối ở sâu trong nội địa, vì thế diện tích mặt nước lợ ở Hội An tương đối lớn, thuộc các nhánh sông, hói, đầm, vũng… Từ tính chất sông ngòi đa dạng làm nên sự phong phú của môi trường sinh thái, của nguồn thuỷ hải sản và cũng từ đó làm nên sự đa dạng của các nhóm nghề đánh bắt sông nước truyền thống trên môi trường nước lợ ở Hội An.
Từ cầu Câu Lâu nhìn ra biển, vào những ngày trời trong xanh chúng ta có thể trông thấy nhóm đảo Cù Lao Chàm trấn ngự ngoài xa, cách cửa Đại khoảng 15km, đó là một nhóm gồm 8 đảo lớn nhỏ: hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô mẹ và hòn Khô con, Hòn Ông. Tám hòn đảo lớn nhỏ thấp thoáng xa xa trông giống như một đàn rùa đang nhấp nhô trên sóng biển. Sách Đại Nam Nhất thống chí viết về Cù Lao Chàm như sau: “Cách huyện Diên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưỡng giữa biển gọi là đảo Ngọa Long, cũng gọi là hòn Cù Lao, có tên nữa là núi Tiêm Bút, tên cổ là Chiêm Bất Lao, làm trấn sơn cho cửa biển Đại Chiêm; dân phường Tân Hợp ở phía Nam núi; ruộng đất trên núi có thể cày cấy, thuyền bè nước ta thường trông núi này làm chừng đi về đều đổ ở đấy để lấy củi, nước …”.[1]
Cẩm Hà là xã nằm về phía Bắc thành phố Hội An, có nguồn tài nguyên đất đa dạng cùng với hệ thống sông ngòi, bàu, đầm phong phú. Dòng sông Để Võng, đoạn chảy qua Cẩm Hà, và những dòng chảy cổ từng tồn tại ở đây, hàng năm bồi đắp lượng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để Cẩm Hà hình thành và phát triển nghề nông với việc trồng các loại rau, hoa màu, cây lương thực và gần đây là cây quật cảnh. Vì thế, hiện nay khi nhắc đến Cẩm Hà người ta liên tưởng ngay đến hai thương hiệu nổi tiếng ở Hội An, đó là “Rau Trà Quế” và “Quật Cẩm Hà”. Bên cạnh nghề nông, trong lịch sử nghề đánh bắt thủy sản trên môi trường sông nước cũng là một trong những nghề chính của cộng đồng cư dân ở đây.
Trong lịch sử, có nhiều người nước ngoài đi thuyền bị trôi dạt vào đất Quảng, chủ yếu là người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Sau đó, họ đã viết lại những điều tai nghe mắt thấy về vùng đất này, tạo thành một thể tài du ký “phiêu dạt”.
Tuy chưa có điều kiện để thống kê các đơn vị ca dao, tục ngữ về biển đảo chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong kho tàng ca dao, tục ngữ của địa phương nhưng qua một số đơn vị sưu tầm được cho thấy chúng khá phong phú, đa dạng nhất là ở những làng biển như Cẩm An, Cửa Đại, Tân Hiệp (Cù Lao Chàm).
Trong cuốn Quốc triều đăng khoa lục, Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục đánh giá về TS.Nguyễn Tường Phổ: “Đó là người có khí tiết, không a dua, không thiết gì sự thăng quan tiến chức, chỉ lấy câu thơ, chén rượu làm vui. Người bấy giờ ví ông với Đào Tiềm”.
Trong nhiều năm qua, hệ thống các bảo tàng ở Hội An tuy còn nhiều hạn chế nhất định so với nhu cầu và tốc độ phát triển mạnh mẽ của bảo tàng ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, nhưng với sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn nên nó đã trở thành những địa chỉ hấp dẫn, cần tìm đến của du khách tham quan, học tập, nghiên cứu về tự nhiên, lịch sử văn hóa Hội An, về quần thể di tích kiến trúc - Đô thị thương cảng quốc tế - Di sản văn hóa thế giới. Và góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An.
TÓM TẮT:
Hội quán của người Hoa là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở những người cùng quê và mang đậm truyền thống của thương nhân Trung Hoa. Đây là nơi hội họp của người trong bang, nơi cộng đồng người Hoa tha hương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, gởi gắm tình cảm. Hội quán thờ nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa và là nơi sinh hoạt tế lễ hàng năm của cộng đồng dân cư. Kiến trúc cổ các hội quán của người Hoa ở Hội An đã góp phần tạo nên diện mạo khu phố cổ Hội An trong lịch sử và cả hiện tại.