Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Vài nét về tài liệu Hán Nôm đang lưu trữ tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường

Vài nét về tài liệu Hán Nôm đang lưu trữ tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường

  •   16/04/2019 09:07:00 PM
  •   Đã xem: 1202
  •   Phản hồi: 0

Tài liệu Hán Nôm được xem như một minh chứng sống cho những giá trị lịch sử, cho một nền văn học nước nhà từ những thế kỷ trước. Trong sự giao thoa giữa các nền văn hóa, giữa sự chuyển biến đầy khó khăn, Hán Nôm vẫn phát triển một cách mạnh mẽ để trở thành chữ viết của dân tộc ta trong một thời gian dài. Đặc biệt, tài liệu Hán Nôm phản ánh những giá trị chân thật nhất về vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội, những nếp sống, vấn đề con người mà không ở đâu có thể lột tả một cách chân thật và sâu sắc đến vậy.

Nghệ thuật tạo màu của ẩm thực Hội An

Nghệ thuật tạo màu của ẩm thực Hội An

  •   08/04/2019 10:01:00 PM
  •   Đã xem: 1304
  •   Phản hồi: 0

Hội An được biết đến không chỉ là di sản văn hóa thế giới, phong cảnh hữu tình, con người thuần hậu mà còn nổi tiếng với một nền ẩm thực phong phú. Từ các món ăn đường phố đến nhà hàng sang trọng đều mang trong mình những nét độc đáo riêng. Trải qua hàng trăm năm giao thoa và tiếp biến nhiều luồng văn hóa, ẩm thực Hội An không chỉ làm người ta say mê từ mùi, từ vị mà còn kích thích thị giác bằng nhiều sắc màu hấp dẫn. Từ xa xưa, người Hội An đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để tạo màu và làm tăng thêm hương vị đậm đà cho các món ăn.

Sự kiện giải phóng Hội An qua một số di tích

Sự kiện giải phóng Hội An qua một số di tích

  •   31/03/2019 09:43:00 PM
  •   Đã xem: 2937
  •   Phản hồi: 0

Ngày 28/3/1975 - ngày giải phóng Hội An là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, cột mốc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn trên chặn đường đấu tranh giải phóng quê hương vô cùng anh dũng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Hội An. 44 năm trôi qua, khí thế hào hào hùng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người con Hội An. Đặc biệt trong số 69 di tích/dấu tích được thành phố ghi vào danh mục di tích lịch sử - văn hóa có một số địa điểm ghi dấu về quá trình hoạt động, ghi dấu những chiến công của quân và dân Hội An liên quan đến sự kiện này.

bia Chau An thuyen

Châu Ấn thuyền trong hành trình giao thương Việt – Nhật ở Hội An

  •   29/03/2019 04:15:00 AM
  •   Đã xem: 3119
  •   Phản hồi: 0

Hội An là một trong số cảng thị được hình thành khá sớm ở khu vực duyên hải miền Trung nước ta. Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từng là nơi thu hút thương thuyền nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến giao thương, buôn bán như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha ở thương cảng Hội An (thế kỷ XVI – XVII)

Hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha ở thương cảng Hội An (thế kỷ XVI – XVII)

  •   26/03/2019 05:00:00 AM
  •   Đã xem: 3723
  •   Phản hồi: 0

Vào thế kỷ XVI, XVII, Hội An (Quảng Nam) là một thương cảng quốc tế vô cùng sầm uất, thu hút thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đổ về để mua bán hàng hóa. Trong khi đó, ở châu Âu, Bồ Đào Nha cùng với hạm đội hùng mạnh của mình đã khám phá thành công tuyến đường hàng hải mới đến Ấn Độ, Đông Nam Á và Viễn Đông. Như một cơ duyên lịch sử, cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn, Hội An đã trở thành một trong những địa điểm đầu tiên ở Đàng Trong thiết lập quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha.

Một góc nhìn về đời sống của ngư dân Cẩm An - Hội An

Một góc nhìn về đời sống của ngư dân Cẩm An - Hội An

  •   26/03/2019 04:39:00 AM
  •   Đã xem: 1668
  •   Phản hồi: 0

Văn hóa làng xã là một nội dung đặc biệt quan trọng trong chương trình phối hợp nghiên cứu giữa Học Viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa) và Nhóm Cố vấn trường Đại học Bang Michigan từ những năm 1960. Đầu tiên là hợp tác nghiên cứu vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, rồi đến chương trình nghiên cứu làng xã miền Trung, bắt đầu với trường hợp làng chài Cẩm An từ năm 1962 (bao gồm phường Cẩm An, Cửa Đại và xã Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An). Từ đó, nhóm nghiên cứu của TS. John D. Donoghue đã khắc họa thành công những đặc điểm quan trọng trong cuộc sống người dân nơi đây qua các khía cạnh: tổ chức làng xã – trị an, nghề cá và vạn chài, hôn nhân – gia đình, tín ngưỡng – lễ nghi và khát vọng tương lai (Donoghue, John, 1962, “Cam An: A Fishing Village in Central Vietnam”, 123 trang).

“Con đường tơ lụa” và tơ lụa xứ Quảng

“Con đường tơ lụa” và tơ lụa xứ Quảng

  •   26/03/2019 04:11:00 AM
  •   Đã xem: 2080
  •   Phản hồi: 0

Trong lịch sử chúng ta nghe nói nhiều về con đường tơ lụa. Và ở Đàng Trong, ngay từ thời kỳ các chúa Nguyễn, kế thừa từ một thương cảng của người Champa, Faifo – Hội An đã là một cảng thị nổi tiếng trong hệ thống con đường tơ lụa trên biển ở châu Á. Thương nhân các nước biết đến vùng đất này như là một xứ sở của sự giàu có về sản vật và hương liệu, trong đó hàng nông lâm thổ sản ở cả xứ Quảng – Đàng Trong hội về là mặt hàng then chốt, nhất là mặt hàng tơ lụa. Sự gia nhập vào luồng hải thương của khu vực và mậu dịch quốc tế vừa góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước, phát triển nội thương; vừa kích thích phát triển ngoại thương.

Quá trình thành lập Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An

Quá trình thành lập Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An

  •   24/03/2019 09:33:00 PM
  •   Đã xem: 1096
  •   Phản hồi: 0

Theo sử liệu, từ thế kỷ XVI-XVII, đô thị thương cảng mậu dịch quốc tế Faifo - Hội An đã rất nổi tiếng về nghề y cổ truyền. Nơi đây, xưa kia trên nhiều dãy phố đều có tiệm thuốc với mùi thuốc Đông y thơm nức những con phố với những cửa hiệu như: Triều Phát hiệu, Xuân Sanh đường, Hoà Xuân đường, Duy Ích đường, Minh Đức đường cùng với nhiều thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm trong việc hành y như thầy Mười (ở hiệu Triều Phát), thầy Chấn Nam Thành (nhà Phi Yến), thầy Ba Chung, thầy Trương Hùng Cơ,… Sự đa dạng về chủng loại thuốc cùng với nhiều hiệu thuốc Nam, thuốc Bắc đó đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề y cổ truyền ở Hội An, cũng như ở Quảng Nam.

Thông tin thêm về nhà ở có kiểu dáng truyền thống tại Cù Lao Chàm

Thông tin thêm về nhà ở có kiểu dáng truyền thống tại Cù Lao Chàm

  •   21/03/2019 09:11:00 PM
  •   Đã xem: 1366
  •   Phản hồi: 0

Cù Lao Chàm có tất cả 08 hòn đảo, trong đó hòn Lao có diện tích lớn nhất và chỉ có hòn Lao là có người cư trú. Địa hình sườn Đông của hòn Lao hiểm trở; sườn Tây thoải, có nhiều bãi cát rộng nên cư dân chỉ tập trung sinh sống ở sườn Tây, chủ yếu là Bãi Làng và Bãi Hương. Theo lời kể của một số vị am hiểu về nhà ở truyền thống ở Cù lao Chàm (1) thì cách đây 3 đến 4 đời, cha ông của họ từng sống trong những ngôi nhà tranh. Đó là kiểu nhà lợp mái và bao che xung quanh (phên) bằng tấm tranh mây.

Vài nét về làng Cẩm Phô

Vài nét về làng Cẩm Phô

  •   11/03/2019 04:54:00 AM
  •   Đã xem: 2374
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Phô là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống vốn chủ yếu nằm trên con sông Hoài đã đi vào lịch sử và thơ ca của Hội An, Xứ Quảng (1) . Địa giới Cẩm Phô ngày xưa về phía Nam là sông, giáp làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim) và huyện Duy Xuyên; phía Bắc và Tây giáp với làng Thanh Hà (nay chia, ghép thành phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà, phường Tân An); phía Đông giáp với làng Hội An, Minh Hương (nay là phường Minh An) và một phần của làng Sơn Phô (nay thuộc phường Cẩm Châu), một phần của làng An Thọ, Phong Hộ (nay thuộc phường Sơn Phong). Sông Hoài vốn là một phần của hạ lưu sông Thu Bồn, vùng hạ lưu rộng lớn này vốn được tiếp nhận, hội lưu từ ba nguồn sông lớn của Xứ Quảng (gồm Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang) trước khi ra Cửa Đại, thông với biển Đông.

Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi qua các tư liệu lịch sử

Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi qua các tư liệu lịch sử

  •   04/03/2019 08:23:00 PM
  •   Đã xem: 1149
  •   Phản hồi: 0

Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vào thời kỳ Champa - Lâm Ấp phố, Hội An đã là một thương cảng có thuyền buôn nước ngoài đến thường xuyên và đã có một số tác phẩm mô tả, giới thiệu nhiều thông tin quý giá về Hội An trong Tấn thư, Đường thư, một số thư tịch cổ Ả Rập. Đặc biệt lúc Hội An là thương cảng quốc tế phát triển cực thịnh vào thời kỳ các chúa Nguyễn, rồi đến thời kỳ Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn đã có nhiều tác phẩm lên quan đến Hội An được xuất bản như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Hải ngoại ký sự, Xứ Đàng Trong năm 1621... Các tư liệu này là nguồn sử liệu độc đáo, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vùng đất Thuận Quảng nói riêng, xứ Quảng Nam nói chung vào thế kỷ XVII - XVIII, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số thông tin, sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi được ghi chép trong Đại Nam thực lục, Hải ngoại ký sự, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên...

Truyền nhân của nghề chế biến món xí mà Phố Hội

Truyền nhân của nghề chế biến món xí mà Phố Hội

  •   26/02/2019 04:10:00 AM
  •   Đã xem: 1271
  •   Phản hồi: 0

“Xí mà ông Cụ” - tên gọi một món ăn gắn với tên tuổi của một người dân phố Hội mà đã một thời rất thân quen, gần gũi với nhiều người. Với những ai đã từng thưởng thức món xí mà - một đặc sản đặc trưng của Hội An chắc hẳn không ai lại xa lạ với hình ảnh của một cụ ông với dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hiền hậu, thân thiện, đó là ông Ngô Thiểu.

Bìa Tình yêu dôi l a

Tình yêu đôi lứa trong ca dao dân gian ở Hội An

  •   18/02/2019 08:00:00 PM
  •   Đã xem: 3176
  •   Phản hồi: 0

Như đã biết, Hội An vốn là đô thị thương cảng nổi tiếng của Đàng Trong Đại Việt trong những thế kỷ XVI – XVIII, có quan hệ hàng hải và thương mại với nhiều nước trên thế giới, thị trường giao thương sầm uất với nước ngoài với hội chợ quốc tế hàng năm kéo dài nhiều tháng giữa hai mùa gió bấc và gió nồm, trung tâm trung chuyển của con đường tơ lụa và gốm sứ quốc tế xuyên đại dương, tụ điểm sinh hoạt và buôn bán của những người tứ xứ, bao gồm người bản địa của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài Đại Việt cũng như các thương nhân phương Đông và phương Tây, đặc biệt là người Nhật và người Hoa đã lập phố buôn bán lâu dài ở đây.

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An

  •   18/02/2019 03:30:00 AM
  •   Đã xem: 1370
  •   Phản hồi: 0

Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự tại nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Sỏ - Giải thưởng nhiếp ảnh Paris 1953

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Sỏ - Giải thưởng nhiếp ảnh Paris 1953

  •   17/02/2019 08:22:00 PM
  •   Đã xem: 1417
  •   Phản hồi: 0

(QNO) - Trước thập niên 60 của thế kỷ XX, Hội An có những hiệu ảnh nổi tiếng một thời như Lệ Ảnh, Vĩnh Tân, Huỳnh Sau… Nhiếp ảnh gia Trương Trừng chủ hiệu ảnh Lệ Ảnh đã từng đoạt giải nhiếp ảnh Đông Dương do người Pháp tổ chức với tác phẩm "Tát nước" vào năm 1940.

Một tư liệu ký ức vừa tròn 300 năm ở Chùa Cầu

Một tư liệu ký ức vừa tròn 300 năm ở Chùa Cầu

  •   12/02/2019 02:57:00 AM
  •   Đã xem: 1476
  •   Phản hồi: 0

Chùa Cầu - chiếc cầu có mái che kiểu thượng gia hạ kiều xinh đẹp bắc ngang qua một mương nước nhỏ nằm ngay giữa lòng phố cổ Hội An. Quy mô kiến trúc nhỏ nhưng chiếc cầu là minh chứng cụ thể về một thời Hội An mở cửa hội nhập quốc tế, về quá trình giao lưu - tiếp biến kinh tế - văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau ở phương Đông cũng như phương Tây đã diễn ra tại Hội An trên nhiều trăm năm trước. Trải qua biết bao biến thiên của thời gian, thời cuộc một số tư liệu ký ức có giá trị hiện vẫn được bảo lưu tại di tích, trong đó đáng chú ý nhất là bức hoành phi do chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1719, đến nay vừa tròn 300 năm.

Ăn Tết và chợ buôn hàng Tết ở Hội An ngày trước

Ăn Tết và chợ buôn hàng Tết ở Hội An ngày trước

  •   31/01/2019 09:04:00 PM
  •   Đã xem: 1100
  •   Phản hồi: 0

Đầu thế kỷ đến thập kỷ 30 (1), Đà Nẵng chưa được người Pháp khai thác lớn từ hải đạo đến hàng buôn thì Hội An vẫn còn là trung tâm thương mại lớn của Quảng Nam. Đà Nẵng tuy có hãng L’Ucia và công ty Đông Lợi Long, Quảng Hòa Mỹ nhưng hàng xuất nhập không thường xuyên, vài ba tháng mới có một chuyến tàu từ Hải Phòng vào, hay Sài Gòn ra, đậu ở Vũng Thùng có ghe vợi ra chuyển hàng vào bờ. Tàu chở dầu lửa, vải sợi và các thứ tạp hóa như hương đèn, pháo hàng Tàu đều đựng thùng gỗ đến Đà Nẵng rồi thì có ghe chở vào Hội An cho các tiệm phát hàng. Lúc bấy giờ vận chuyển bằng đường sông rất thuận tiện. Từ Tam Kỳ ra, các ngõ nguồn xuống như sông con, sông cái Đại Lộc đều xuống Hội An. Cho nên các hiệu buôn ở Hội An từ tháng mười một âm đã có hàng bán Tết về sớm.

Lễ cúng Táo quân ở Hội An

Lễ cúng Táo quân ở Hội An

  •   28/01/2019 08:40:00 PM
  •   Đã xem: 1309
  •   Phản hồi: 0

Mỗi năm khi đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là Hội An trở nên rộn ràng chuẩn bị lễ cúng đưa Ông Táo về trời ở các gia đình và đó cũng là mở đầu cho chuỗi ngày chuẩn bị Tết Nguyên Đán hằng năm. Xung quanh lễ cúng Ông Táo ở Hội An cũng có nhiều điểm quan tâm sẽ được đề cập sau đây.

Hướng dẫn “Phục dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019

Hướng dẫn “Phục dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019

  •   22/01/2019 10:15:00 PM
  •   Đã xem: 1167
  •   Phản hồi: 0

Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của người dân Việt nói chung, cư dân Hội An nói riêng vào dịp tết Nguyên đán. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình,… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây