Miếu Trung Giang Thượng là nơi thờ tự các vị thần, tiền vãng, hậu vãng của cư dân xóm Trung Giang Thượng, đặc biệt ngôi miếu còn phối thờ chí sĩ yêu nước tham gia phong trào Cần Vương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trước đây hơn hai thập kỷ, người Hội An mất nhiều thời gian để chuẩn bị đón Tết hơn bây giờ bởi vì tất cả những việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chăm sóc mồ mả người đã khuất, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phẩm vật thờ cúng tổ tiên… chủ yếu đều tự tay làm lấy. Không khí chuẩn bị mấy ngày trước Tết cấp tập, hối hả vô cùng vì có bao nhiêu là việc phải hoàn tất trước thời khắc giao thừa thiêng liêng. Từ trẻ con cho tới người lớn đều chung một cảm nhận là Tết đặc biệt vui nhất, đem lại nhiều háo hức hơn cả trong những ngày chuẩn bị này. Tết rộn rã thanh âm, ắp đầy màu sắc và sực nức mùi hương. Tết còn đặc biệt kỳ lạ với tuổi thơ khi bắt đầu cảm nhận được, dù chỉ là mơ hồ, những phút giây đầm ấm mà linh thiêng, sâu lắng của gia đình.
Cách đây vừa tròn 90 năm, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam chính thức được thành lập. Dấu mốc quan trọng này diễn ra tại di tích lịch sử Cây Thông Một hiện tọa lạc tại khối Tân Thanh, phường Tân An, thành phố Hội An.
Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, người Hội An ăn Tết với nhiều nghi thức, lễ tục thiêng liêng truyền thống. Mọi công việc chuẩn bị đón năm mới phải hoàn thành trước thời khắc giao thừa. Chợ dù có tấp nập, bộn bề hàng hóa đến đâu thì tới trước thời điểm đấy cũng phải tan. Sau đó, người ta không họp chợ trong suốt mấy ngày liền. Kể từ hai mươi tháng Chạp trở đi là cao điểm của chợ Tết với lượng người mua, kẻ bán và hàng hóa tăng vọt, phục vụ cho nhu cầu sắm sửa, trang trí, làm cỗ cúng tất niên, đưa ông Công ông Táo, rước vong linh ông bà về ăn Tết với gia đình… và để dự trữ sẵn cho mấy ngày đầu năm mới thật đủ đầy, tươm tất. Dạo một vòng quanh chợ Tết, có thể nắm bắt được phần nào tập quán, văn hóa, nếp sinh hoạt, ứng xử của cộng đồng, cư dân.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của người dân Việt nói chung, cư dân Hội An nói riêng vào dịp tết Nguyên đán. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình,… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635) là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 - 1613). Trong lịch sử dân tộc, ông được xem là người đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hàng hóa và phát triển đô thị, thương cảng ở Việt Nam. Năm Nhâm Dần (1602), ông được cha là chúa Tiên Nguyễn Hoàng giao phó trấn thủ dinh Quảng Nam, kể từ đây vùng đất xứ Quảng thực sự bắt đầu bước vào thời kỳ vận hội thăng hoa. Đóng vai trò là người trực tiếp nắm giữ vùng đất “yết hầu của miền Thuận Quảng” với ưu thế “đất tốt, dân đông, sản vật giàu có” (1), chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã xây dựng nơi đây trở thành trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa của cả khu vực phía Nam, trong đó Hội An là một thương cảng quốc tế sầm uất, giữ vai trò đầu mối quan trọng trong các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế và ngoại giao của chính quyền Đàng Trong.
Với vị trí là vùng cửa sông - ven biển, lại được tiếp nhận kỹ thuật của lớp cư dân trước đó và hơn thế nữa là trong bối cảnh nền thương mại biển phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVI-XVIII mà Hội An lúc bấy giờ là thương cảng thuyền buồm quốc tế bậc nhất khu vực nên nghề đóng sửa ghe thuyền ở Hội An có điều kiện phát triển, hình thành làng nghề chuyên đóng sửa ghe thuyền như làng mộc Kim Bồng. Về sau này, bên cạnh trung tâm đóng sửa ghe thuyền ở làng mộc Kim Bồng, những trại đóng/xưởng đóng ghe thuyền ở khu vực lân cận cũng được hình thành, song gốc thợ hoặc được học nghề đều xuất phát từ làng Kim Bồng. Tại Kim Bồng, nghề đóng sửa ghe thuyền có sự phân hóa chuyên môn sâu, ngoài lực lượng thợ đóng sửa về phần gỗ, còn có đội ngũ thợ chuyên về xảm, trét. Theo nhà nghiên cứu Trần Văn An trong sách Ghe bầu trong đời sống văn hóa ở Hội An - Quảng Nam, trước đây, để hoàn thành một chiếc ghe bầu trọng tải 80-100 tấn phải mất hết 4-5 tháng với lực lượng thợ chuyên môn gồm 1-2 thợ xẻ gỗ, 1-2 thợ xảm, 1-2 thợ làm bánh lái, 6-8 thợ đóng chính, 2-4 thợ phụ, 1 thợ cả.
Khi nhắc đến những người đầu tiên đặt vấn đề và trực tiếp nghiên cứu cũng như thực hiện bảo tồn phố cổ Hội An một cách bài bản từ năm 1982, chúng ta không thể không nhắc đến kiến trúc sư người Ba Lan: Kazimierz Kwiatkowsky (bạn bè Việt Nam vẫn thường gọi ông với cái tên thân mật là Kazik), kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, kiến trúc sư Lê Thành Vinh và các kiến trúc sư khác ở Trung tâm Bảo quản Tu bổ Di tích Trung ương (nay là Viện bảo tồn Di tích). Họ là những người sớm nhìn ra được giá trị của Khu phố cổ Hội An, có nhiều đóng góp vào việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị Khu phố cổ Hội An ngay từ buổi đầu, góp phần không nhỏ để khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ những năm 1990 trở về sau, việc nghiên cứu kiến trúc, tu bổ các di tích trong khu phố cổ nhận được sự hỗ trợ rất lớn cả về kỹ thuật, chuyên môn lẫn kinh phí trùng tu từ Đại học Nữ Chiêu Hòa - Nhật Bản với các chuyên gia và kiến trúc sư tận tâm với Hội An như GS. Tomoda Hiromichi, PGS. Utsumi Sawako, TS. Ando Katsuhiro, PGS.TS. Shinozaki Masahiko… Cho đến nay, họ vẫn còn dành nhiều tình cảm và có sự quan tâm, gắn bó đặc biệt với Hội An.
Vua Minh Mạng (1791 - 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời vào năm 1841, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ và được xem là một trong những vị vua kiệt xuất của nhà Nguyễn nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung.
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Khu phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3.1985; Thủ tướng Chính phủ cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt vào tháng 8.2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12.1999. Khu di sản này được đánh giá với ý nghĩa như một bảo tàng sống “Bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”. Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành ở Trung ương, tỉnh; sự giúp đỡ, hỗ trợ đầy thiện chí của các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học trong và ngoài nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hội An đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với tinh thần đầy sáng tạo, trách nhiệm nên Di sản văn hóa Hội An (cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận vào tháng 5.2009) không những được bảo tồn hoàn hảo mà còn được phát huy có hiệu quả, đạt được nhiều giải thưởng, bình chọn của các tổ chức quốc tế và trong nước. Di sản văn hóa, thiên nhiên Hội An đã trở thành nguồn lực quan trọng để đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.
Năm 1990, tại Đà Nẵng, hội thảo khoa học quốc tế về đô thị cổ Hội An được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa… Trong chuyên mục này xin trân trọng giới thiệu bài viết “Hội An - một di sản kiến trúc đô thị” của KTS. Kazimierz Kwiatkawski đã trình bày tại hội thảo.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Hội An, trong bài “Quê hương” có đoạn:
Hội An chẳng là QUÊ
Mà là HƯƠNG, khổ thế
Quên QUÊ, ai có thể
HƯƠNG ư ? Ôi dễ gì!
Quả thật, điều gì đã cuốn hút mọi người đến Hội An để rồi như một lẽ tự nhiên lại coi Hội An là nơi thân thương gửi gắm những nghĩ suy và kỷ niệm yêu dấu của đời mình. Sau hơn 20 lần đến sống và làm việc tại Hội An, mãi đến khi trở lại Hội An lần cuối, Kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (Kazic) vẫn không cắt nghĩa nổi lòng mình. Anh chỉ có thể nói với các bạn Việt Nam rằng: “Tôi bị Hội An mê hoặc và Tôi tương tư Hội An”.
Bình phong là một hạng mục quan trọng trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như: chùa, đình, miếu, lăng, mộ, nhà thờ tộc. Trên địa bàn thành phố Hội An hiện nay, tại các di tích tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn hiện diện nhiều bình phong có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cũng như ý nghĩa của các đồ án trang trí trên bình phong. Trong nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu các đồ án trang trí trên bình phong tại các ngôi miếu thờ Ngũ Hành Tiên Nương (1) ở Hội An hiện nay.
Từ xưa đến nay, những tập tục, lễ lệ đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung, người dân Hội An nói riêng. Những hình thức sinh hoạt văn hóa đó thể hiện sự biết ơn, kính trọng với các bậc bề trên, chứa đựng những mong ước thiết tha, vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người. Đồng thời, nó cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng lối sống đạo đức, hướng thiện của người dân.
Hội An là nơi lưu giữ một hệ thống tài liệu Hán Nôm khá phong phú, mặc dù trải qua các cuộc chiến tranh trong thời gian dài, là khu vực hạ nguồn thường xuyên chịu ảnh hưởng thời tiết về lũ lụt, mưa bão, tình trạng ẩm mốc, hư hại nhiều,… nhưng số lượng vẫn còn tồn tại khá nhiều so với các địa phương khác. Tài liệu đa dạng về hình thức, thể loại như gia phả, sắc phong, các văn bản hành chính, văn khế buôn bán đất đai, nhà cửa, các chúc thư, lễ lệ của gia đình, dòng tộc, hoành phi, liễn đối, văn bia,… hiện còn được lưu giữ khá nguyên vẹn tại các gia đình, nhà thờ, các đình, chùa, miếu, mộ, nơi thờ cúng tín ngưỡng,.
Cẩm Kim là một trong 13 xã/phường của thành phố Hội An, có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Tộc Phan, cùng với các dòng họ lớn như: Nguyễn, Huỳnh, Trương… gốc ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An theo phong trào “Nam tiến” của nhà nước phong kiến Đại Việt, đặc biệt là công cuộc vào Nam của các chúa Nguyễn vào lập nghiệp tại Quảng Nam vào khoảng thế kỷ XVI, XVII và đã có công khai dựng làng quê, làng nghề mộc, nề Kim Bồng ở Cẩm Kim.
Khi vào khai phá đất Đàng Trong năm 1558, tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng Nguyễn Hoàng (1524-1613), với tầm nhìn chiến lược và những biện pháp thận trọng, ông đã chuẩn bị những bước đi lâu dài cho việc xây dựng và phát triển của một chính thể lâu dài. Để thu phục nhân tâm và cũng là để giữ sự bình yên cho chính thể, Nguyễn Hoàng đã ra sức: “vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là Chúa Tiên. Nghiệp đế dựng nên thực là xây nền từ đấy”. (1)
Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng cư dân Hội An. Trải qua lịch sử, những món ăn đặc sản; những hàng quán ẩm thực với cách bài trí, phục vụ mang những nét riêng; những gánh hàng rong; cách ăn uống… tất cả đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa ầm thực của người dân nơi đây. Ẩm thực cũng có sự tiếp biến kế thừa, trao truyền lẫn nhau qua các thế hệ, qua từng thời kỳ. Sự tiếp biến ấy qua thời gian dẫn đến những thay đổi nhất định như trong cách ăn uống, cách sử dụng nguyên liệu và chế biến món ăn v.v…
Những người sinh ra và lớn lên ở Hội An, hoạt động và lập nghiệp ở Hội An, có những kỷ niệm đằm thắm và những mối tình nồng nàn ở Hội An - những người con của phố Hội, yêu dào dạt và sâu thẳm mảnh đất này âu cũng là đương nhiên, bởi có nơi nào đẹp hơn, đáng yêu hơn quê hương của mình. Nhưng kỳ lạ thay với những người khác - với cả các bạn nước ngoài - dù chỉ một lần đến Hội An, cũng đều bị quyến rũ, bị chinh phục bởi Hội An, cái đô thị cổ nhỏ bé và êm đềm này.