trao đổi chuyên ngành

Quy định về sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích - một số vấn đề thực tiễn gắn với quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vùng lõi của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An

Quy định về sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích - một số vấn đề thực tiễn gắn với quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vùng lõi của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An

 04:06 20/11/2023

Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Sắc phong làng Để Võng

Sắc phong làng Để Võng

 04:20 23/10/2023

Di sản Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.

Tết Trung thu ở Hội An với những nghề thủ công truyền thống

Tết Trung thu ở Hội An với những nghề thủ công truyền thống

 04:19 27/09/2023

Ngày 14/02/2023, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tại Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL.

Hội An trong công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích

Hội An trong công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích

 06:04 08/09/2023

Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 được chia thành 7 chương với 74 điều. Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa cùng với một hệ thống văn bản dưới luật đã tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần tác động tích cực đến đời sống xã hội ở nhiều mặt. Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ sớm Hội An đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế đặc thù của địa phương, đặc biệt là trong công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa.

Ký ức về đấu tranh cách mạng của một nữ cựu tù yêu nước

Ký ức về đấu tranh cách mạng của một nữ cựu tù yêu nước

 23:11 18/07/2023

Những ngày tháng 7 năm 2023, trong không khí chung của cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức nhiều đợt sưu tầm, nghiên cứu để tiếp tục bổ sung hiện vật phục vụ các hạng mục trưng bày tại di tích nhà lao Hội An, chúng tôi đã có những buổi trò chuyện để ghi lại tư liệu ký ức về một thời đấu tranh hào hùng, anh dũng với nữ cựu tù yêu nước, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Hóa ở ngay tại nơi bà và các đồng chí, đồng đội từng hoạt động, từng bị giam cầm, tra tấn.

Vò gốm phát hiện ở khu vực thi công hạng mục Hồ điều hòa

Khu vực Chùa Cầu qua tiếp cận khảo cổ học

 22:38 21/05/2023

Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.

Bảo vệ và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An theo quan điểm tiếp cận của Bảo tàng sinh thái

Bảo vệ và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An theo quan điểm tiếp cận của Bảo tàng sinh thái

 04:26 04/05/2023

Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hóa phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

nghe làm ghe thuyen

Tri thức dân gian về xảm trét Ghe thuyền ở Hội An

 03:48 21/03/2023

Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với 2 tiêu chí (tiêu chí II và tiêu chí V).

Hội An – Từ thành phố Di sản thế giới đến thành phố sáng tạo toàn cầu

Hội An – Từ thành phố Di sản thế giới đến thành phố sáng tạo toàn cầu

 23:02 19/03/2023

Hội An là một trong 7 thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn để thực hiện “Đề án phát triển Mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Đây là sự chuyển động mới cho hành trình từ Thành phố di sản thế giới đến Thành phố sáng tạo toàn cầu.

Gìn giữ và phát huy nếp sống văn hóa tại đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới

Gìn giữ và phát huy nếp sống văn hóa tại đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới

 02:21 07/03/2023

Dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên phong phú và đặc sắc của mình, Hội An từ sớm đã xác định hướng phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch, nhất là từ sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.

Về một ngôi mộ đẹp mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp ở phường Thanh Hà

Về một ngôi mộ đẹp mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp ở phường Thanh Hà

 04:43 03/03/2023

Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.

Vài thông tin về nghệ thuật trang trí tại di tích Chùa Cầu

Vài thông tin về nghệ thuật trang trí tại di tích Chùa Cầu

 20:38 26/02/2023

Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.

Tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục ở Hội An

Tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục ở Hội An

 03:04 22/12/2021

Trong quá trình tổ chức bản thảo sách “Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6 - Sắc phong”, chúng tôi có cơ may tiếp cận được một bản sao sắc phong thần Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục. Qua khảo sát một số di tích tín ngưỡng ở Hội An, chúng tôi nhận thấy hiện có ít nhất 4 di tích thờ vị nhân thần này. Vậy Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục là ai? Ở Hội An tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục như thế nào? Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề này.

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam và các quy định về buôn bán được ghi chép trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam và các quy định về buôn bán được ghi chép trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”

 21:27 26/09/2021

Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

 22:04 18/07/2021

Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

 21:25 13/06/2021

Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây