Vững vàng trên mặt trận tư tưởng - Tháng 1.1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV diễn ra tại thôn Adhur (A Duân) thuộc huyện Bến Hiên (nay là huyện Đông Giang). Đối với công tác tư tưởng, Đại hội nhấn mạnh: “Ở đồng bằng vừa tuyên truyền vừa móc nối xây dựng lại cơ sở đảng, rút thanh niên xây dựng lực lượng vũ trang. Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian đến”. Từ đây, bộ máy Ban Tuyên huấn được thành lập lại, đánh dấu bước ngoặt quan trọng về mặt tổ chức, mở ra thời kỳ hoạt động và đóng góp mới của ngành đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Cuối năm 1962, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy cũng được tách thành hai. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam do đồng chí Trần Minh Mẫn làm Trưởng ban. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà do đồng chí Hà Kỳ Ngộ làm Trưởng ban. Mặc dù tách làm hai nhưng công tác tuyên huấn ở hai tỉnh vẫn luôn có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được cấp ủy và nhân dân giao phó.
Trong những thế kỷ XVI-XIX, Hội An là một trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là một trong những thương cảng mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất ở khu vực. Chính vì vậy, Hội An cũng là cửa ngõ của sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hóa lớn ở bên ngoài, từ phương Đông đến phương Tây, của những tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó có Thiên Chúa giáo.
Vững vàng trên mặt trận tư tưởng
Đi theo "Đường Kách mệnh"
Cuộc diễn tập đầu tiên: Sau khi ra đời, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh hưởng ứng cao trào cách mạng 1930 - 1931. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên để Đảng bộ tỉnh Quảng Nam rút ra bài học quý báu chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Không phải ngẫu nhiên mà bánh tổ Hội An hiện hữu trong câu ca của người dân xứ Quảng: “Nem chả Hòa Vang/ Bánh tổ Hội An/ Khoai lang Trà Kiệu/ Thơm rượu Tam Kỳ”. Ngày tết, bánh tổ Hội An luôn có mặt trên các bàn thờ của người dân xứ Quảng như một nhắc nhớ: “Chim có tổ, người có tông”.
Trọn một hành trình của đất và lửa - say mê và khát vọng, như lẽ sống mà lão ông Nguyễn Lành và vợ, cụ bà Nguyễn Thị Chiến, đã chọn đi hơn 80 năm nay.
Vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, đô thị thương cảng Hội An trở thành nơi buôn bán và trao đổi hàng hóa nhộn nhịp của xứ Đàng Trong, giai đoạn này nhiều ngành nghề có điều kiện hình thành và phát triển, trong đó có nghề y. Theo các tư liệu lịch sử cho biết, khi đến Hội An vào năm 1695, Thiền sư Thích Đại Sán ghi chép lại trong tác phẩm Hải ngoại kỷ sự như sau: “Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập hợp của khách hàng các nước,… thuốc Bắc hay các món hàng khác, tìm mua ở Thuận Hóa không có thì người ta vào mua ở đây”. Hay những ghi chép của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục cho ta thấy đương thời nghề thuốc ở Hội An rất phát triển, đa dạng và phong phú về chủng loại thuốc của địa phương “… ở Quảng Nam có rất nhiều vị thuốc như nhiều nhục quế, trầm hương, kỳ nam…”. Cristophoro Borri khi đến Hội An cũng đã miêu tả về nghề y trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621 “...về các thầy thuốc, cách chữa bệnh, cách thức tính tiền, cách dùng thuốc, kiêng cữ... trong nghề y”.
Giữa nhịp chảy rất chậm của phố bên dòng sông Hoài, hẻm nhỏ là nơi thời gian và ký ức dường như dừng lại. Cứ thế, ngồn ngộn những tháng năm, những hoài nhớ gom góp trong hẻm nhỏ rêu xanh, mặc cho những tấp nập dưới ánh đèn phố thị ngoài kia.
Những câu chuyện về ẩm thực trăm năm phố cũ, với những mảng miếng lặng thầm góp phần làm nên giá trị văn hóa Hội An.
Nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà (Hội An) đã chủ động đưa công nghệ ở một vài khâu trong chuỗi sản xuất nhằm rút ngắn thời gian, tiết giảm nhân công, tăng sức cạnh tranh.
Phần lớn những câu thành ngữ của người Quảng Nam đều hình thành và xuất hiện trước và trong thời quân chủ nhà Nguyễn còn cai trị nên tư duy phong kiến, cái nhìn độc đoán khá đậm nét. Một điều dễ thấy nhất là chế độ ấy rất coi thường trẻ con, cho rằng trẻ con là hạng người không biết gì, chỉ nên cúi mặt vâng lời là đủ. Suy nghĩ sai trái và độc đoán ấy xuất hiện trong câu thành ngữ “Con nít ai địt thì dạ”. Não trạng khinh khi trẻ con dễ sợ đến vậy là cùng. Tư duy ấy cũng tạo ra thói quen coi thường người bình dân, ít được học hành “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Thời tôi mới lớn lên rất bực mình khi nghe những người lớn hay dùng các câu thành ngữ này nên rất phản cảm với thế giới người lớn, không muốn tham dự những cuộc vui có đông người như giỗ chạp, tiệc tùng.
Như nhiều địa phương khác trên đất nước ta, Quảng Nam cũng có một hệ thống thành ngữ riêng được dùng trong văn nói thông thường. Hệ thống thành ngữ đó được sử dụng như một thói quen khi giao tiếp; diễn đạt một thông tin, đưa ra một nhận định thuần túy kinh nghiệm hay phê phán một biểu hiện mà người ta cảm thấy là không vừa mắt…
Ở Hội An, có rất nhiều tên tuổi trên lĩnh vực âm nhạc còn lưu dấu ấn trong lòng người mộ điệu. Bây giờ, khi phong trào văn nghệ với những gia đình âm nhạc bắt đầu rộ trở lại, người ta mới kịp để ý rằng, phố cổ đã và đang có rất nhiều tài tử…
Cụ Vương Hồng Sển, trong cuốn “Thú chơi sách” của mình, cho rằng “chơi sách là thú chơi phong lưu nhất trong mọi thú chơi”… Vậy nên ở vùng đất mà văn hóa làm nên cốt cách con người, thú chơi sách cùng niềm yêu mến sự đọc cũng hình thành từ đó. Quá khứ trăm năm
Hội An, những ngày tháng cũ. Mấy ông đồ nho bày “mực tàu, giấy đỏ”, cho chữ người kẻ chợ. Nếp sinh hoạt ấy, bây giờ, chừng như đang rơi vào lãng quên…
Vạn vật vốn “hữu sinh hữu diệt”, cái lẽ ấy, người đời ai cũng rõ. Bởi thế, con người hầu như ai cũng mong muốn mình được trường thọ, mong muốn cho người thân của mình được trường thọ. Từ đó, cái lệ mừng thọ, chúc thọ được cả người phương Đông lẫn người phương Tây định ra. Ở nước ta cũng vậy, từ thời phong kiến các triều đại đã định rõ lệ này và được ban hành rộng rãi trong dân chúng. Năm 1802, sau khi Gia Long thống nhất đất nước, rồi lên ngôi lập ra triều đại nhà Nguyễn, các vấn đề về nội trị dần được quan tâm và đi vào điển chế, quy cũ, trong đó, có việc quan tâm đến tuổi thọ của nhân dân. Quan điểm chính sách này bắt nguồn từ tư tưởng của Nho gia, cũng là học thuyết trị dân mà triều Nguyễn sử dụng trên đất nước ta với phương châm “cư Nho mộ Thích”.
Cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng bao giờ cũng tạo sức thuyết phục lớn và khách quan đối với người xem và làm nên sự khác biệt giữa các không gian văn hóa trong quá khứ. Bảo tàng chuyên đề là một loại sản phẩm du lịch đặc trưng ở phố cổ Hội An.
Theo các tư liệu cho biết, vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, thủy tổ của các tộc Lê, Phạm, Bùi, Ngụy, Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Võ, Nguyễn Đức từ Thanh Hóa, Nghệ An theo dòng người Nam tiến vào định cư, lập nghiệp, để rồi từ đó hình thành nên cộng đồng làng Thanh Hà ngày càng đông đúc. Đa số con cháu các tộc đời tiếp đời, lấy nghề gốm làm nghề mưu sinh và dần dần phát triển thành một trong những nghề truyền thống tiêu biểu ở Hội An. Cùng với quá trình định cư, lập nghiệp lâu dài đó, nhiều công trình kiến trúc, kể cả tín ngưỡng của cộng đồng như đình, miếu hay kiến trúc dân dụng của tư nhân như nhà ở được xây dựng. Trải qua thời gian, nhiều công trình ấy vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay, trong đó có nhà bà Nguyễn Thị Chiến.
Hai nghệ sĩ Hà Lan, Douwe Buwalda và Bert van der Sluijs, vừa khơi dậy những tiếng nói của đất với thông điệp: “Cuộc sống như một tác phẩm nghệ thuật” tại công viên Đất nung Thanh Hà (Hội An).