Bao đời nay, người Việt luôn tự hào mình là “con rồng cháu tiên”, nên họ xem rồng là vật linh, là biểu tượng của sự tôn quý, thần thông quảng đại và ví rồng với khí phách của bậc đế vương. Từ đó mà hình tượng con rồng được sử dụng trang trí khá nhiều trên cung đện, đền đài, lăng tẩm của các bậc vua chúa. Nhưng theo thời gian, hình tượng con rồng cũng được sử dụng một cách khá phổ biến trong dân gian. Ở Hội An, vượt ra khỏi khuôn khổ cung đình, rồng đã “leo lên” mái đình làng, ẩn mình trong các bình sứ, quấn trên những cột đình rồi cuộn tròn trong lòng các bát đĩa, đôi khi lại trở thành môn thần gác cửa cho các điện thờ của các bậc thánh, thần.
1- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Môn thần
Theo các học giả Trung Quốc, khởi nguyên của tín ngưỡng thờ Môn thần bắt nguồn từ quan niệm sùng bái tự nhiên và quan niệm tín ngưỡng thần linh của con người thời kỳ nguyên thủy. Vào thời kỳ này, con người chủ yếu cư ngụ trong các hang động tự nhiên. Khi xã hội phát triển cao hơn, mới dần dần học được kỹ thuật dựng nên nhà cửa. Từ đây, ngôi nhà và con người có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Bởi ngôi nhà là nơi có thể phòng ngừa được thú hoang và địch hại, cũng là nơi có thể che mưa, che gió, cất giữ thực phẩm và tài sản... Cảm kích vì tác dụng to lớn này, mà trong tâm tưởng con người đã hình thành nên một vị thần của ngôi nhà để cúng tế, nhằm báo đáp ân đức. Đây chính là nguồn gốc đầu tiên của tín ngưỡng thờ Môn thần.
Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành và phát triển tới đỉnh cao trong thời đại kim khí miền Trung Việt Nam, được phát hiện lần đầu tiên năm 1909. Cho đến nay, nhiều vấn đề về nền văn hóa này vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có vấn đền táng tục của cư dân Sa Huỳnh.
Trong sử sách, thương cảng Hội An được đánh dấu mốc hình thành từ đầu thế kỷ XVI. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc ra đời điểm giao thương quốc tế đầu tiên này của vùng đất Đàng Trong lại gắn với giai đoạn biến đổi lịch sử ở một đất nước cách xa hàng nghìn dặm: Nhật Bản.
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - Xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây. Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu tổng quan về đình làng, một loại hình thiết chế văn hóa giữ vai trò chủ đạo trong tín ngưỡng cộng đồng của hầu hết các làng - xã, thôn - ấp ở Hội An.
Trước đây, giới bảo tàng ở Việt Nam quan niệm rằng công tác giáo dục là công tác quần chúng, với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục văn hóa, khoa học cho quần chúng theo hình thức thuyết minh giới thiệu về lịch sử - văn hóa thông qua hiện vật trưng bày.
Vẻ đẹp, không trùng lặp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các quần thể kiến trúc tạo nên cho phố cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong một thiên nhiên riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hóa của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Cư dân làm nghề biển ở các bãi ngang, bãi dọc tại Cẩm An, Cửa Đại, ở Cù Lao Chàm cũng có các hình thức hát xướng dân gian phổ biến ở nhiều địa phương như hát hò khoan đối đáp, hô hát bài chòi, hát ru, hát lý, hò chèo thuyền, hò ba lý v.v… Các hình thức diễn xướng, hát hò này cũng tương tự như ở các nơi thuộc khu vực phố thị, nông thôn, có khác chăng là ở nội dung lời hát khi chúng phản ảnh những vấn đề liên quan đến các địa phương và cộng đồng dân cư làm nghề biển.
Đã tròn 50 năm trôi qua nhưng trong tâm trí của ông Hồ Văn Tửu - nguyên tiểu đội trưởng thuộc trung đội 3, đại đội 3, tiểu đoàn 2 bộ đội đặc công tỉnh Quảng Đà (mật danh V25) vẫn còn nhớ như in về trận đánh vào nhà lao Hội An đêm ngày 14/7/1967.
Từ niềm say mê, yêu mến nghệ thuật hát tuồng, ông Lê Phú Hải, ở khối Nam Diêu, phường Thanh Hà đã quyết tâm kiên trì theo đuổi loại hình nghệ thuật này, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của vùng đất Hội An, Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sự trăn trở của các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà trước đây về người kế nghiệp giờ đã được vơi bớt khi những người con của làng ở độ tuổi còn rất trẻ đã trở về với quê hương, gắn bó với nghề gốm, tạo nên những sản phẩm ấn tượng, mới lạ, độc đáo.
Buổi giao lưu, gặp mặt nhân chứng lịch sử với các chiến sỹ Đội Biệt động Hội An mới đây một lần nữa cho thấy, Đội Biệt động Hội An là một điển hình về chiến tranh nhân dân của quân sự Việt Nam…
Đền lồng, một sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính sáng tạo của người Hội An. Điều đó thể hiện ngay trong việc chế tác và bán sản phẩm thông qua con đường xuất khẩu tại chỗ.
Ngoài nét riêng thâm trầm, rêu phong, cổ kính, hiền hòa, vùng đất di sản văn hóa Hội An còn có nét duyên rất đời thường, đó là những gánh hàng rong của phố. Ở góc nhìn sâu xa hơn, nhiều người cho rằng, hàng rong tạo hồn cho phố cổ Hội An.
Khổng Tử Miếu - Hội An được xây dựng vào các năm 1961 - 1962, trên một khoảng đất rộng gần 2 mẫu, với quy mô tráng lệ bao gồm cổng tam quan, cầu bán nguyệt - hồ sen, trụ biểu, bình phong, tiền đường, hậu tẩm,... Cổng tam quan của Khổng Tử Miếu làm theo kiểu cửa Khuyết Lý ở Khúc Phụ, Trung Hoa với hình thức gồm đồ án Khổng Tử giảng đạo đồ bên trên, tấm biển đá cẩm thạch có mang ba chữ Khổng Tử Miếu kề cạnh và 4 vế đối ở 4 trụ cổng.
Nhà ngoại giao – nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi lúc đầu yêu Hội An cũng chỉ qua những sử liệu mơ hồ, chỉ thực sự từ khi bước chân đến Hội An, Anh mới bàng hoàng trước những minh chứng của thương dân Nhật Bản trên đất Hội An.
“Nhà Hội An học” Nguyễn Bội Liên sinh năm 1911 và mất năm 1996. Năm nay kỷ niệm 20 năm ngày ông qua đời và cũng là kỷ niệm 105 năm ngày sinh của ông - một trí thức tiêu biểu của Hội An.
Hằng năm, sau thời gian tết Nguyên Đán, trong không khí đầu xuân tiết trời tươi đẹp, tại một số di tích tín ngưỡng ở Hội An, cộng đồng cư dân địa phương thường tổ chức lễ cúng cầu an và lễ cúng đất nhằm cầu mong trời đất, các chư thần phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm, mạnh khỏe.
Giữa năm 2013 bãi biển Cửa Đại được tạp chí Trip Advisor (Mỹ) tôn vinh là một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á với đánh giá “Sự bình yên tĩnh lặng cùng vẻ đẹp được thiên nhiên ưu đãi đã giúp bãi biển Cửa Đại của Việt Nam luôn nằm trong top những bãi biển đẹp nhất trong khu vực”
Nghĩ về cụ Nguyễn Bội Liên (1911-1996) trong tâm trí kẻ hậu học như tôi luôn nhớ những buổi chiều nắng xế của phố cũ hè xưa, nắng rực lên trong góc gian nhà nhỏ quay mặt về hướng nam trên đường Nguyễn Thái Học (Hội An) soi tỏ chiếc bàn con mòn xước mặt gỗ được chủ nhân che bằng tấm nhựa trong, bọc dây thun.