Lễ tết/tiết, lễ lệ, lễ tục là những hình thức sinh hoạt văn hoá không thể thiếu được trong cộng đồng cư dân của người Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Nó có tính phổ biến trong đời sống xã hội và có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, nó chứa đựng những mong ước thiết tha, vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người. Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hoá này mà con người muốn gửi gắm, bộc lộ những ý nguyện thầm kín, thiêng liêng hoặc bức xúc như cầu may, giải hạn hoặc muốn được giải toả và tự thể hiện mình trong các hoạt động tế lễ, vui chơi, giao tiếp. Đây cũng chính là nhân tố góp phần làm cân bằng đời sống tinh thần, tâm linh của con người, cả trong lúc bất hạnh, âu lo hoặc mừng vui, sung sướng. ở Hội An, tuỳ vào nghề nghiệp của cộng đồng cư dân (nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán,...) hoặc thành phần của mỗi cộng đồng cư dân (người Việt hoặc người Hoa)... mà các hình thức sinh hoạt văn hoá đó (lễ tết, lễ lệ, lễ tục) bao gồm các hình thức chủ yếu sau.
Lễ hội cổ truyền hay lễ hội truyền thống, lễ hội của cộng đồng làng - xóm, được tổ chức trên cơ sở lấy làng/xã hoặc xóm/thôn, nhóm nghề nghiệp làm đơn vị xã hội cơ bản của một nhóm cộng đồng hay cả nhóm cộng đồng dân cư.
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong cách lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung hoa cổ đại. Xét về mặt thời gian nó là một trong số hai mươi tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hông Kông, Ma Cao.
Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự của nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.
Lễ Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Hội An nói riêng. Nó mang tính thống nhất cộng đồng xã hội, tính nhân văn thẩm mỹ cao. Tết là điểm xuất phát thiêng liêng của ngày mới, tháng mới, năm mới, là dịp con người hướng tới mỹ tục: lịch sự, cao thượng, nhân ái với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, tết/tiết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là tết của người phương Nam, tức là của cả vùng Nam Trung Hoa và Việt Nam.
Vu Lan là một lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy hàng năm tại các chùa Phật ở Hội An cũng như tại hầu hết các chùa trong cả nước.
Năm 1926, đạo Cao đài do Ngài Ngô Minh Chiêu sáng lập trở thành tôn giáo chính thức ở Việt Nam và ông đã trở thành tín hữu đầu tiên của tôn giáo này. Cao đài có nhiều tông phái, trong đó Đại đạo Tam kỳ phổ độ là một tông phái lớn của Cao đài và cũng phổ biến ở Quảng Nam, Hội An.
Cách đây hơn 2550 năm Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là đức Phật Thích Ca Mâu Ni) được sinh ra tại Ấn Độ. Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên thấu hiểu được nổi khổ của con người, ngài bèn từ bỏ cung son bệ ngọc và vợ con phát nguyện tu hành, đến năm 30 tuổi thì thành chánh quả. Sau đó đi giảng kinh, giảng đạo nhiều nơi để hướng dẫn mọi người tu hành giải thoát kiếp trầm luân. Ngài chính là thuỷ tổ của Phật giáo. Sau khi ngài nhập niết bàn, chúng tăng đồ, đệ tử và những người theo Phật giáo chiếu lệ hành năm đều tổ chức lễ để kỷ niệm ngày đản sinh của ngài.
“Hát khen, mừng Chúa giáng sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Bê-lem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát tiếng nhạc vang lừng: Đàn hát - réo rắt tiếng hát, xướng ca - dư âm vang xa, đây Chúa thiên tòa giáng sinh vì ta. Người hỡi - hãy kíp bước tới, đến xem - nơi hang Bê - lem, ôi Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than…”.
Lễ tế tổ nghề yến là một trong những lễ hội lớn của Thanh Châu nói riêng và cả Hội An nói chung, vì đây không những là lễ tế tổ của một nghề mà còn được xem là lễ cúng cầu an đầu năm cho cả cộng đồng cư dân sinh sống trên mảnh đất này.
(Chỉ thống kê một số lễ chính ở một số địa phương)
Thờ Bà Mụ là một trong những tập tục phổ biến và lâu đời liên quan đến văn hóa phồn thực - cầu sinh sôi nảy nở - cầu con cầu tự. Từ xa xưa, trên đất Hội An Bà Mụ được thờ trong nhiều công trình tín ngưỡng như chùa Bà Mụ của làng Minh Hương (do chiến tranh tàn phá nên ngôi chùa không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại cổng tam quan nằm bên trong trường Nguyễn Duy Hiệu), lăng Bà Mụ tại xóm Cấm - Cù Lao Chàm, hội quán Phước Kiến... Trong số đó chỉ có hội quán Phước Kiến là còn duy trì thờ cúng Bà Mụ đến tận bây giờ và có thể nói đây là nơi “cầu tự duy nhất ” tại Hội An.
Chùa Chúc Thánh (tên dân gian là Chùa Khoai) là một ngôi chùa cổ có kiến trúc mỹ thuật, tiêu biểu, nằm về phía Bắc đô thị cổ Hội An. Chùa này từ lâu đã được liệt vào hàng thắng tích của xứ Quảng và được xem là Tổ đình của hệ phái Phật giáo Lâm tế Chúc Thánh ở Đàng Trong. Ngôi chùa gắn với cuộc đời của thiền sư Minh Hải, người có công truyền bá và lập nên hệ phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Hội An, Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII.
Hàng năm, vào dịp tháng 3 Âm lịch (23/3), Hội quán Trung Hoa và Hội quán Phước Kiến long trọng tổ chức lễ tế Thiên Hậu Thánh Mẫu mà người ta quen gọi là “vía bà”. Lễ lệ này có nguồn gốc từ tín ngưỡng của những thương buôn người Hoa, bởi ngày trước họ thường dùng thuyền buồm vượt biển, bôn ba khắp nơi để buôn bán, trao đổi hàng hoá. Trên đường vượt biển “lành ít dữ nhiều” người ta gặp không ít thiên tai sóng gió, nhưng lạ thay mỗi khi gặp phải tai ương trên biển họ thường được một vị nữ thần cứu vớt, đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu, nên tàu bè thoát nạn, thuận buồm xuôi gió.
Lễ vía Lục tánh Vương gia (Lục tánh Vương gia công bửu đản) là một lễ lệ lớn trong năm của kiều dân bang Phúc Kiến ở Hội An được tổ chức vào ngày 16/2 âl hàng năm. Lễ này thu hút đông đảo quần chúng tham gia, không những người địa phương mà cả người dân ở nhiều nơi khác như Đà Nẵng, Tam Kỳ, Huế, Quảng Ngãi, v.v...
Quan Công Miếu còn gọi là Trừng Hán Cung hay Chùa ông tọa lạc tại số 24 Trần Phú. Ở vào vị trí trung tâm của phố cổ Hội An, miếu là nơi thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (còn gọi là Quan Vũ), cùng Quan Thái Tử Quan Bình, Bộ tướng Châu Thương và 2 con ngựa Bạch Mã, Xích Thố. Trong "Đào Viên Minh Thánh Kinh" chép: Thời Tam Quốc ngài từng ứng mộ dẹp giặc Khăn Vàng nên đã kết nghĩa đào viên với Lưu Bị và Trương Phi.
Theo hệ thống lịch mặt trăng Âm lịch, một năm có 3 kỳ: Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Trong ba kỳ trên thì quan trọng nhất vẫn là vào dịp đầu năm Âm lịch, Tết Nguyên Tiêu - Rằm Tháng Giêng. Cũng có khi còn kéo dài sang cả Rằm tháng Hai Âm lịch, người Hội An thường đi chùa dâng sớ cầu an đồng thời với việc cúng nhương sao giải hạn cho chính bản thân mình và cả cho những người thân trong gia đình. Nếu không có điều kiện thì ghi danh nhờ nhà chùa nhập lễ chung gọi là lễ nhương sao giải hạn. Số khác lại tự mua hương đèn về mời thầy hoặc tự cúng tại nhà. Nếu tự cúng thường chọn ngày mồng 8 tháng Giêng là ngày ĐẠI HỘI CHƯ TINH, vì cúng ngày này thì khỏi cúng cả năm.
“Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền” Đó là câu nói đã được ông cha ta truyền tụng từ lâu trong dân gian nhằm nói lên địa thế của đất nước Việt Nam. Đất nước chúng ta với diện tích nhỏ hẹp, địa hình núi non hiểm trở và chiếm diện tích lớn, biển cả bao bọc xung quanh, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần. Mặc dù vậy, nông nghiệp từ lâu chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà và cho đến hiện nay vẫn còn số đông dân số của đất nước làm nông nghiệp.
Đất nước chúng ta đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt là chính và cùng với trồng trọt thì có sự thuần dưỡng những động vật hoang dã thành gia súc, gia cầm, trước hết phải kể đến là trâu, bò. Bởi lẽ, trâu, bò không những là công cụ chính giúp nhà nông trong việc cày bừa mà còn tạo ra một nguồn phân