Lễ cầu ngư ở Phước Trạch

Lễ cầu ngư ở Phước Trạch

  •   10/10/2012 03:50:00 AM
  •   Đã xem: 3849
  •   Phản hồi: 0

Phước Trạch là làng chài được hình thành khá sớm ở Cẩm An (nay là phường Cửa Đại). Nơi đây quy tụ hàng trăm chủ thuyền và hàng ngàn lao động biển. Người dân Phước Trạch rất thông thạo nghề đánh bắt hải sản. Và họ gần như xuôi ngược không sót ngư trường rộng lớn, xa xôi nào. Nhưng dù có đi đâu, làm gì, họ vẫn không quên ngày hội của mình - lễ hội Cầu Ngư.

Lễ cúng tổ nghề yến Thanh Châu

  •   10/10/2012 03:47:21 AM
  •   Đã xem: 4699
  •   Phản hồi: 0

Ở vùng đảo Cù Lao Chàm Hội An có một loài chim quý gọi là chim yến. Loài chim này có dáng nhỏ như chim sẻ, đuôi ngắn chẻ đôi, toàn thân màu đen tuyền nên còn có tên gọi là huyền điểu. Khác với những loài chim khác, chim yến có cách làm tổ rất đặc biệt là chúng tự nhả nước bọt trên những vách đá cheo leo để đẻ trứng nuôi con. Tổ yến hay còn gọi là tai yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (36 - 52% hàm lượng protein), ngoài ra tổ yến còn là một nguồn dược liệu quý.

Lễ cúng tổ nghề may

Lễ cúng tổ nghề may

  •   10/10/2012 03:31:00 AM
  •   Đã xem: 14439
  •   Phản hồi: 0

Tìm hiểu về nghề may ai cũng biết đây là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An được các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Bà vốn là người ươm tơ dệt lụa đẹp nhất vùng. Bà đã chế biến ra sợi chỉ bằng lá dứa mà phụ nữ nông thôn thường dùng để may vá. Lá dứa đặt trên tấm ván, lấy chén cán mềm đến khi còn xơ đem phơi khô rồi xe lại thành sợi chỉ lượt. Tương truyền Bà sinh vào ngày 12 tháng chạp và mất vào ngày 12 tháng giêng.

Lễ cúng tổ nghề Rèn ở Sơn Phong

  •   10/10/2012 03:28:54 AM
  •   Đã xem: 5334
  •   Phản hồi: 0

Từ thế kỷ XVII - XVIII, Hội An trở thành thương cảng quốc tế lớn nhất ở Đàng Trong. Trong bối cảnh đó, nhiều nghề thủ công, dịch vụ ở Hội An như nghề yến Thanh Châu, các làng nghề buôn, gia công Minh Hương, Hội An, Cẩm Phô, nghề rèn đã lần lượt ra đời phục vụ nhu cầu trao đổi thương mại của thương cảng Hội An.

Lễ cúng tổ nghề gốm Thanh Hà

  •   10/10/2012 03:25:05 AM
  •   Đã xem: 2852
  •   Phản hồi: 0

"Lửa chi lửa rực sáng lòa Nghề gốm, nghề gạch Thanh Hà là đây"

Lễ cúng tổ nghề mộc Kim Bồng

  •   10/10/2012 03:20:43 AM
  •   Đã xem: 9120
  •   Phản hồi: 0

Làng mộc Kim Bồng nay thuộc xã Cẩm Kim, nằm ở hạ lưu sông Thu bồn, cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Tây Nam. Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, những cư dân thuộc các tộc Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trương từ vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ đã đến Kim Bồng dựng làng, lập nên nghề mộc Kim Bồng. Về sau, các tộc Đỗ, Bùi, Võ đến cộng cư, góp công phát triển làng xã, mở rộng qui mô nghề mộc. Dân gian Quảng Nam hiện vẫn lưu truyền câu ca phản ánh sự phát triển, nổi tiếng của nghề mộc Kim Bồng là:

Lễ Cầu bông ở Trà Quế

Lễ Cầu bông ở Trà Quế

  •   10/10/2012 03:13:00 AM
  •   Đã xem: 3752
  •   Phản hồi: 0

Trà Quế là địa danh nổi tiếng về nghề trồng rau sống ở Hội An, nằm cách thành phố Hội An khoảng 2,5km về hướng Bắc, gồm 239 hộ dân cư, trong đó 229 hộ sống chủ yếu bằng nghề trồng rau. Đây là nghề tương đối vất vả, suốt ngày bà con phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng ngược lại trời, đất không phụ công cần cù lao động của bà con, hàng ngày mỗi hộ thu nhập trên dưới một trăm nghìn đồng. Gắn liền với đời sống lao động, làng quê Trà Quế có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian và thể thao truyền thống mà tiêu biểu là lễ hội Cầu Bông.

Lễ tết Trung Thu

Lễ tết Trung Thu

  •   10/10/2012 03:01:00 AM
  •   Đã xem: 2211
  •   Phản hồi: 0

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, khi mà vầng trăng tròn nhất trong năm vành vạnh chiếu sáng lộng lẫy xuống thế gian thì ở Hội An, cũng như khắp nơi ở Việt Nam và nhiều nước ở Đông, Đông Nam châu Á, người ta đều náo nức tổ chức ngày lễ Tết Trung Thu hay lễ hội Trung thu.

Lễ hội

  •   11/07/2012 10:29:34 PM
  •   Đã xem: 1998
  •   Phản hồi: 0

Các lễ hội được tổ chức sôi nổi, nhộn nhịp hàng năm, để lại ấn tượng sâu sắc trong ký ức của cộng đồng cư dân. Vào những dịp lễ tết Nguyên Đán, lễ hội Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ, Trung Thu,… đường phố Hội An và các xóm thôn trở nên đông vui nhộn nhịp, nhiều món ăn, thức uống riêng của từng lễ hội được chuẩn bị, nhiều tập tục, nghi thức được thực hiện, nhiều trò chơi, hoạt động vui chơi được trình diễn trong sự cộng hưởng vui chung của nhiều người tạo thành bức tranh lễ hội rực rỡ, đầy màu sắc và ấn tượng. Liên quan đến tôn giáo có các lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ giỗ tổ Minh Hải ở chùa Chúc Thánh (7/11âl), lễ giỗ tổ Minh Lượng (28/10 âl) ở chùa Vạn Đức,… của đạo Phật; lễ Noel (24/12 dl) của đạo Thiên Chúa,…

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây