Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Đường Nguyễn Thái Học xưa - Ảnh Trung tâm QLBT DSVH Hội An

Những nhà xưa ở Quảng Nam

  •   11/02/2014 10:58:37 PM
  •   Đã xem: 2186
  •   Phản hồi: 0

“Những nhà xưa ở Quảng Nam” là một khảo cứu khá công phu về kiến trúc ở Quảng Nam trong đó có các ngôi nhà phố Hội An của tác giả Nguyễn Bạt Tụy được đăng trên Văn hóa nguyệt san xuất bản ở miền Nam trước năm 1975. Trong số này, Ban biên tập bản tin xin được giới thiệu phần tiếp theo của bài khảo cứu in trong Văn hóa nguyệt san số 60, từ trang 398-404 để bạn đọc tham khảo.

Nhà Đứa An - 129 Trần Phú - Ảnh Trung tâm QLBT DSVH Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

  •   11/02/2014 10:46:45 PM
  •   Đã xem: 1933
  •   Phản hồi: 0

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước.

Nghề làm nhà tre, dừa nước ở Cẩm Thanh

Nghề làm nhà tre, dừa nước ở Cẩm Thanh

  •   11/02/2014 04:47:13 AM
  •   Đã xem: 2946
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Thanh là xã ngoại ô nằm ở phía Đông thành phố Hội An, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chính vì thế từ xa xưa ở Cẩm Thanh đã hình thành nên nghề buôn bán bằng ghe bầu, cũng từ đó cây dừa nước ở tận Nam Bộ đã được mang về bởi các thương lái ghe bầu (theo ý kiến của một số nhân chứng thì giống dừa nước được đem từ Đồng Nai, Sông Bé, Long Xuyên về). Lúc đầu người ta đem dừa về trồng để chắn sóng, chắn gió nhưng qua thời gian với nhu cầu của cuộc sống, người ta đã biết vận dụng cây dừa để làm vật che nắng, che mưa.

Công tác bảo quản, phòng ngừa tại kho hiện vật Bảo Tàng Hội An

Công tác bảo quản, phòng ngừa tại kho hiện vật Bảo Tàng Hội An

  •   11/02/2014 04:33:49 AM
  •   Đã xem: 3595
  •   Phản hồi: 0

Bảo quản phòng ngừa là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo quản hiện vật bảo tàng, vì nó quyết định đến chất lượng và sự tồn tại của hiện vật bảo tàng. Bảo quản phòng ngừa là tạo môi trường tốt, thực hiện các phương pháp bảo quản để chăm sóc các hiện vật và các sưu tập nhằm kéo dài tuổi thọ, bảo vệ hiện vật ở hiện tại và trong tương lai.

Cù Lao Chàm

Tản mạn về Cù Lao Chàm

  •   11/02/2014 04:28:40 AM
  •   Đã xem: 1639
  •   Phản hồi: 0

Trên chiếc tàu gỗ hoen màu sóng gió, từ bến Bạch Đằng xuôi dòng Thu Bồn qua những miền quê thanh bình, yên ắng ở đôi bờ vùng hạ lưu là đến Cửa Đại. Từ đây, phóng tầm nhìn xa xa về phía đông qua điệp trùng ngọn sóng bạc là cụm đảo Cù Lao Chàm trải dài theo hình cánh cung. Cù Lao Chàm với tám hòn đảo lớn nhỏ mà tên gọi của nó từ lâu đã đi vào văn học dân gian qua câu ca: “Ra Lao đón Lụi(Mồ) cho Dài, Chờ cho Khô Lá xuống Tai chực Nồm”. Trong tư liệu lịch sử của Arập, Trung Hoa và Phương Tây, cũng như địa danh Hội An, Cù Lao Chàm được chép bởi nhiều tên như Sanf - Fu - Lao, Cham - Pu - Lao, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bút, Tiêm Bích Loa, đảo Ngoạ Long, Polociampello, Cal Lao...

TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HỘI AN

TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HỘI AN

  •   11/02/2014 04:21:47 AM
  •   Đã xem: 9407
  •   Phản hồi: 0

Theo quan niệm của người xưa, khi chưa nắm được các quy luật của thiên nhiên thì thế giới này là một thứ hỗn mang không xác định. Từ sự quan sát, cảm nhận về sự biến đổi của tự nhiên, người Á Đông cổ đại đã nhận ra các mặt đối lập diễn ra thường xuyên trong cuộc sống.

Dưa món ngày tết

Dưa món ngày tết

  •   11/02/2014 04:10:07 AM
  •   Đã xem: 2733
  •   Phản hồi: 0

Đối với người Việt Nam nói chung, người Hội An nói riêng, tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền, Tết ta, Tết âm lịch) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là dịp gia đình, người thân, bạn bè sum họp, đoàn tụ, gặp gỡ nhau sau thời gian dài bận rộn với mọi thứ trong cuộc sống mưu sinh. Có thể nói đây là cái tết quan trọng và đầy ý nghĩa của người Việt Nam.

Phong trào đấu tranh dân chủ năm 1933 - 1939 ở vùng quê Hội An

Phong trào đấu tranh dân chủ năm 1933 - 1939 ở vùng quê Hội An

  •   11/02/2014 04:02:29 AM
  •   Đã xem: 1678
  •   Phản hồi: 0

Mặc dầu trong thời kỳ tổ chức Đảng ở Hội An chưa được tái lập vào thời gian từ sau tháng 10 năm 1930 đến cuối năm 1941, nhưng trong thời gian này, những cán bộ cách mạng đã tích cực tiếp thu sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng các cấp, linh động sáng tạo để gây dựng cơ sở, tạo những phong trào hết sức sôi động trong thời kỳ đấu tranh dân chủ 1936 - 1939. Qua đó, tạo tiền đề để tái thành lập tổ chức Đảng ở Hội An. Một trong những phong trào tiêu biểu tạo được hiệu quả thu hút quần chúng lớn là Hội đọc sách Kim Bồng.

Hiệu bánh in Nghĩa Ảnh - Số 68 - Lê Lợi - Hội An

BÁNH IN HỘI AN

  •   09/02/2014 08:49:39 PM
  •   Đã xem: 2470
  •   Phản hồi: 0

Từ rất lâu đời “tét, tổ, nổ, in” đã trở thành bốn loại bánh gắn với truyền thống ẩm thực liên quan đến lễ tết của xứ Quảng nói riêng, Đàng Trong nói chung. Đây là 4 loại bánh góp phần trang trọng làm nên không khí ấm cúng, tươi vui và phong vị truyền thống đặc trưng của các ngày lễ tết ở mọi gia đình, xóm thôn, khối phố...Ngoài ra, hàng ngày tại các địa phương của xứ Quảng từ miền núi, trung du cho đến vùng châu thổ cửa sông ven biển và đảo ven bờ còn bày bán nhiều loại bánh ngọt có, mặn có được làm nên bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau gắn với đặc điểm sinh thái của từng vùng. Trên mâm bánh trái đa dạng và phong phú ấy của xứ Quảng, bánh in Hội An hiện diện với vị trí rất quan trọng và ấn tượng.

VỀ SỰ KIỆN MITTING KỈ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA  Ở HỘI AN NĂM 1943

VỀ SỰ KIỆN MITTING KỈ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA Ở HỘI AN NĂM 1943

  •   09/02/2014 08:40:01 PM
  •   Đã xem: 1446
  •   Phản hồi: 0

Nhằm khẩn trương xây dựng lực lượng, sẵng sàng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến, Ủy ban mặt trận Việt Minh Hội An ngay sau khi thành lập đã tổ chức nhiều hoạt động đưa phong trào cứu quốc trong quần chúng nhân dân phát triển. Một trong những hoạt động nổi bậc là việc tổ chức buổi mitting vào tháng 2 năm 1943 để kỉ niệm chiến thắng Đống Đa lịch sử của quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của anh hùng Nguyễn Huệ trong xuân Kỷ Dậu 1789.

Nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Hội An Xưa

Nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Hội An

  •   09/02/2014 08:36:39 PM
  •   Đã xem: 2988
  •   Phản hồi: 0

Trong giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Hội An là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là thương cảng mậu dịch quốc tế khá phồn thịnh. Từ giữa thế kỷ XVI, các thương nhân Châu Âu đã đến Hội An buôn bán. Song hành cùng những thương nhân phương Tây là các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa.

Hội An - 110 năm  Duy Tân hội và phong trào Đông Du

Hội An - 110 năm Duy Tân hội và phong trào Đông Du

  •   09/02/2014 08:31:25 PM
  •   Đã xem: 1887
  •   Phản hồi: 0

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, trước tình hình phong trào kháng Pháp theo khuynh hướng bảo hoàng là Khởi nghĩa Cần Vương bị thất bại, nhà yêu nước Phan Bội Châu đã khởi xướng một phong đấu tranh kháng Pháp mới cũng theo hướng bảo hoàng nhưng hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến. Một hoạt động quan trọng thể hiện khuynh hướng này là thành lập Duy Tân hội.

Chùa Long Tuyền ở Hội An

Chùa Long Tuyền ở Hội An

  •   19/01/2014 08:36:44 PM
  •   Đã xem: 4039
  •   Phản hồi: 0

Chùa Long Tuyền hiện tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Hội An.

Truyền thuyết về ba vị thần ở làng Thanh Hà

Truyền thuyết về ba vị thần ở làng Thanh Hà

  •   19/01/2014 08:32:17 PM
  •   Đã xem: 1837
  •   Phản hồi: 0

Làng Thanh Hà tọa lạc về phía Tây - Bắc của thành phố Hội An, nguyên trước đây thuộc tổng Phú Triêm, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo điều tra của Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây trong làng có thờ ba vị nhân thần, tên thường gọi là ông Tứ, ông Bích và ông Cụt.

Cúng Thần Nông ở Hội An

Cúng Thần Nông ở Hội An

  •   13/01/2014 09:12:23 PM
  •   Đã xem: 1764
  •   Phản hồi: 0

Hội An là vùng cửa sông - ven biển, diện tích đất trồng trọt không nhiều nhưng cùng với thương nghiệp, ngư nghiệp thì nông nghiệp là một trong những nghề nghiệp chính của cư dân Hội An. Vì thế, Thần Nông là một vị Thần không xa lạ gì đối với cư dân làm nông nghiệp ở Hội An. Từ lâu trong dân gian đã hình thành nên tục cúng Thần Nông - vị Thần tương truyền là người đầu tiên đã dạy dân trồng lúa, làm hoa màu.

Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Hội An sau ngày hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết

Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Hội An sau ngày hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết

  •   13/01/2014 08:35:56 PM
  •   Đã xem: 1551
  •   Phản hồi: 0

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ ta đã buộc thực dân Pháp ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Thế nhưng những điều khoảng của hiệp định chưa kịp thi hành thì đế quốc Mỹ đã vội nhảy vào miền Nam lập nên chính quyền tay sai nhằm thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, làm bàn đạp xâm lược toàn bộ Việt Nam và toàn cõi Đông Dương.

ÔNG HỒ VĂN HÒA VỚI NGHỀ YẾN THANH CHÂU

ÔNG HỒ VĂN HÒA VỚI NGHỀ YẾN THANH CHÂU

  •   07/01/2014 09:42:48 PM
  •   Đã xem: 1809
  •   Phản hồi: 0

Nằm về phía Đông thành phố Hội An, Thanh Châu là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An và từng giữ vai trò rất quan trọng trong diễn trình lịch sử, văn hóa Hội An. Qua các tư liệu lịch sử cho thấy, trước đây làng Thanh Châu khá nổi tiếng với nghề khai thác yến sào.

Di tích Miếu ông Điều - Thôn Thanh Nhứt - Cẩm Thanh

Di tích Miếu ông Điều - Thôn Thanh Nhứt - Cẩm Thanh

  •   07/01/2014 02:14:36 AM
  •   Đã xem: 1700
  •   Phản hồi: 0

Di tích miếu Ông Điều thôn Thanh Nhứt - Cẩm Thanh cách trung tâm khu phố cổ Hội An chừng 3km về phía Đông, cách di tích Đình Thanh Nhất chừng 0,5km. Đây là di tích cấp thành phố (thuộc sở hữu cộng đồng), loại di tích lịch sử. Phía Đông giám đường bê tông, phía Nam và Bắc giáp thửa đất bà Phạm Thị Dính, phía tây giáp nghĩa địa của tộc Lê Văn.

Chiến thắng chốt điểm lăng Bà Tuấn

Chiến thắng chốt điểm lăng Bà Tuấn

  •   26/12/2013 10:30:39 PM
  •   Đã xem: 1784
  •   Phản hồi: 0

Những thắng lợi giòn dã trên chiến trường Hội An từ sau tết Mậu Thân năm 1968 tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ngày càng lên cao. Đến tháng 8/1968, hoà cùng khí thế của cả nước tiến công vào các cơ sở của địch trong chiến dịch Thu 1968, lực lượng vũ trang Hội An liên tiếp tổ chức nhiều trận đánh vào cơ sở của địch gây cho chúng những tổn thất nặng nề, trong đó có trận đánh vào chốt điểm Lăng Bà Tuấn.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây