Ngày nay, Hội An được biết đến như một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, nơi mà du khách có thể trải nghiệm cuộc sống tại một cảng thị cổ của người Việt trong quá khứ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nhằm tìm về một quá khứ huy hoàng của vùng đất này.
Với vị thế là vùng đất cồn bãi nằm gần cửa sông và lại gần như được bao bọc bởi sông nước nên Kim Bồng - Cẩm Kim có những điều kiện thuận lợi để nhiều loài thủy hải sản sinh trưởng và phát triển, thổ nhưỡng thích hợp trồng nhiều loại cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả. Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng quan trọng đến thói quen, nét văn hóa ẩm thực của cộng đồng cư dân Kim Bồng - Cẩm Kim, tạo điều kiện cho các thế hệ cư dân nơi đây sáng tạo và để lại cho Cẩm Kim hôm nay di sản văn hóa ẩm thực rất đa dạng, có những nét riêng khác so với nhiều địa phương ở Hội An mà trong đó một trong những minh chứng là món mắm mạy.
Ba nhà “hào thương” Nhật Bản đóng vai trò chủ yếu trong quan hệ mậu dịch với Đàng Trong nói riêng và Đông Nam Á nói chung vào cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII là Suminokura 角倉, Chaya 茶屋, và Gotō 後藤. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu hào thương Chaya và đôi nét về quan hệ mậu dịch của nhà buôn này với Đàng Trong.
Xem xét dưới góc độ cảnh quan sinh thái - nhân văn ở Cẩm Kim hiện nay cho thấy đây là địa phương có cảnh quan sinh thái - nhân văn tương đối phong phú về loại hình và mang những nét riêng do sự kếp hợp giữa các yếu tố vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư nơi đây.
Cùng với những ngày lễ trọng đại trong tháng 3 lịch sử năm nay, có một sự kiện đang được quan tâm, đó là lễ kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam. Tình cảm gắn bó giữa hai Tỉnh trong nửa thế kỷ qua đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Trong số các huyện thị, thành phố kết nghĩa với nhau, kết nghĩa giữa Thành phố Thanh Hóa và Hội An là liên tục, bền vững và thiết thực nhất.
Một lá thư thắm thiết tình đồng chí chiến đấu từ Thanh Hóa thân yêu lại đến với chúng tôi giữa những ngày vác súng cầm gươm cùng cả nước giành thắng lợi cuối cùng. Làm sao nói hết những xúc động của chúng tôi trước những tình cảm chân thành, sâu đậm của đồng chí, đồng bào ngoài đấy.
Vào năm 1971, trong trận chống càn ở Cẩm Thanh, tôi bị thương ở mắt, đến năm 1974, tôi (lúc bấy giờ là Ủy viên Thường vụ Thị ủy, Chính trị viên thị đội), được Thị ủy Hội An và Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định cho ra miền Bắc để có điều kiện mổ, chữa trị mắt tốt hơn. Trước khi lên đường, Ban Thường vụ Thị ủy Hội An giao cho tôi 3 nhiệm vụ: Tập trung điều trị bệnh, thay mặt Thường vụ Thị ủy Hội An đến thăm Thị ủy Thanh Hóa kết nghĩa, làm công tác Đảng đối với một số đồng chí Hội An đang được điều trị ở Sầm Sơn - Thanh Hóa. Cùng đi với tôi có đồng chí Đinh Hùng Sơn.
Khỉ là con vật đứng ở vị trí thứ 9 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng cầm tinh con khỉ (tháng 7) được gọi là tháng Thân và năm cầm tinh con khỉ được gọi là năm Thân với các tháng/năm can chi: Giáp Thân, Bính Thân, Mậu Thân, Canh Thân và Nhâm Thân. Chu kỳ của mỗi năm can chi là 60 năm.
Cứ mỗi lần tết đến xuân về, trong làn nắng ấm ban mai và hương thơm thoang thoảng của những đóa mai vàng nở sớm báo hiệu mùa xuân đang đến, trong không khí mới mẻ, khác lạ của đất trời, vạn vật, một câu hỏi lại vấn vương không biết trước đây người Hội An đã vui chơi trong dịp tết bằng những thú vui, trò chơi nào.
Cẩm Kim nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, hằng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và hoa màu. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2014, toàn xã Cẩm Kim có 226 hộ với 520 lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Để quản lý vùng biển dài rộng của mình, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã cùng lúc thi hành nhiều biện pháp thực thi chủ quyền bằng việc tuần tra, kiếm soát thường xuyên. Kiểm soát vùng biển nói chung được giao cho đội quân chính qui, song ở các địa phương thường được giao quyền chủ động. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về truyền thống bảo vệ biển đảo, chúng tôi phát hiện một số tư liệu liên quan đến truyền thống bảo vệ biển đảo của người Quảng Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư, kinh tế - xã hội, văn hóa Cẩm Kim luôn gắn với diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa thế giới Đô thị thương cảng Hội An - Xứ Quảng. Trong kho di sản văn hóa do các lớp tiền nhân Cẩm Kim sáng tạo, vượt qua sự tác động nghiệt ngã của môi trường tự nhiên, xã hội, vượt qua sức tàn phá của chiến tranh và thời gian đến nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn trong sự nâng niu, giữ gìn, trân trọng của người Hội An qua bao thế hệ.
Kim Bồng - Cẩm Kim là một cù lao cát bồi nổi lên giữa sông, vị trí nằm cuối hệ thống sông Thu Bồn, con sông huyết mạch của xứ Quảng lại gần trung tâm phố cảng Hội An cũng như với các thị tứ lân cận như Phú Chiêm, Bàn Thạch, lại không quá gần cửa biển như Cẩm Thanh, Cẩm An… Với vị trí này Kim Bồng - Cẩm Kim có thể vừa lên nguồn vừa xuống biển để phát triển các ngành nghề và sớm trở thành là một vệ tinh của thương cảng Hội An. Đồng thời cũng là một điểm kết nối dịch vụ - ngành nghề dọc hệ thống sông Thu Bồn.
Năm ở vị thế thuận lợi cùng với chính sách cởi mở của các chúa Nguyễn, trong các thế kỷ XVI-XVIII, Hội An trở thành một trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là một trong những thương cảng mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất ở khu vực. Chính vì vậy, Hội An cũng là cửa ngõ của sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hóa, tôn giáo lớn trên thế giới, từ phương Đông đến phương Tây, trong đó có Thiên Chúa giáo. Sự kiện phái đoàn truyền giáo Dòng Tên do giáo sĩ Francesco Bozomi dẫn đầu cùng giáo sĩ Diego Carvalho và ba thầy dòng, trong đó có hai người Nhật Bản, đến Cửa Hàn, rồi Hội An vào ngày 18/01/1615 mở đầu cho sự hình thành đạo Thiên Chúa tại Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung. Với hơn 400 năm tồn tại trên mảnh đất Hội An, đạo Thiên Chúa đã để lại những nét đa dạng trong bức tranh lịch sử, văn hóa Hội An mà lễ hội Noel ở Hội An là một tiêu biểu.
Hiện nay, Cẩm Kim là 1 trong 13 đơn vị hành chính của thành phố Hội An, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, địa hình gắn liền sông nước nên thuận lợi cho hoạt động ngư nghiệp. Theo số liệu chúng tôi tham vấn cộng đồng tại xã Cẩm Kim vào tháng 5/2015, trên địa bàn xã có các nghề biển hoạt động như nghề mành (mành cơm, mành chốt, mành chà), giã cào, lưới rút, nghề rổi. Có thể nói, một trong những nghề biển nổi tiếng ở Cẩm Kim trước đây là nghề mành đôi.