Chợ là bộ mặt của một địa phương, làng xóm, vùng miền. Làng thịnh thì chợ đông vui, nhộn nhịp. Làng nghèo thì chợ heo hút, đơn sơ. Ông bà ta có câu “Chợ tan, làng mạt” để khẳng định vai trò quan trọng của chợ trong đời sống của xóm làng, chợ mà tan thì làng ấy sớm muộn cũng bước vào mạt vận… Tuy nhiên chợ không chỉ là bức tranh của sự phát triển về kinh tế mà còn là nơi biểu hiện tập trung phong thái văn hóa của mỗi địa phương. Tục ngữ xưa từng đúc kết: “Trai khôn tìm vợ chợ đông” vì khi vào đến chợ thì người lanh kẻ chậm, người hiền thục, kín đáo, kẻ tinh ranh, mồm miệng được bày ra rất rõ ràng.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, nên ngay từ nhỏ việc nghe và nói tiếng Quảng cảm thấy rất bình thường. Nhưng khi lớn lên, thông qua đọc sách và tiếp xúc với nhiều người ở các vùng miền khác nhau tôi lại thấy tiếng Quảng thật lạ và độc đáo. Và tôi lại càng yêu tiếng Quảng nhiều hơn từ giọng nói đến cách dùng từ đặc sệt quê kiểng. Tiếng Quảng và tiếng phổ thông có những lớp từ ngữ đặc thù Quảng Nam, là lớp từ của người Quảng Nam sử dụng có ý nghĩa tương đương với từ ngữ phổ thông.
Xa xưa, xóm tôi gọi là Cồn Chài, nay gọi là thôn Thanh Nam. Tên thôn nằm trong sổ bộ của xã. Còn tên Cồn Chài vẫn là thân thương thường gọi của người dân xóm tôi.
Nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tích Hồ Chí Minh, Ban biên tập nội dung website Hoianheritage.net xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Vân Phi cách đây 11 năm với tiêu đề “Súng Cacbin – Kỷ vật Bác Hồ tặng cho Hội An” để chúng ta cùng tham khảo.
Xuất thân từ một người làm thuê trên ghe bầu chở hàng từ Phan Thiết ra Hội An, anh đã quen với cuộc sống trên sông nước và biển cả.
Một Hội An trong ký ức những người già. Dung dị. Tinh tế. Và dĩ nhiên, đầy thú vị với những người muốn ngược đường kiếm tìm hồi ức đô thị…
Trí thức dân gian về biển đảo chính là kết tinh của quá trình ứng xử, chung sống với môi trường biển đảo của các lớp cư dân Hội An hết đời này qua đời khác, hết thời kỳ, giai đoạn lịch sử này sang thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác. Các vương triều, thể chế có thể thay đổi, mất đi nhưng kho tri thức dân gian địa phương, tri thức bản địa về biển đảo lại không ngừng được bồi đắp, tích lũy từ nhiều nguồn cội, nhiều hướng, nhiều chủ thể và khách thể. Có thể nói đây là kho tri thức về biển đảo hết sức đa dạng và phong phú, nó chứng tỏ rằng từ rất sớm người dân Hội An đã thấu hiểu và quen thuộc với biển đảo.
Xã Cẩm Kim có địa hình tiếp giáp với sông Thu Bồn ở phía bắc và phía tây bắc. Điều kiện tự nhiên này tạo cho cảnh quan sinh thái - văn hóa nói chung, cảnh quan liên quan đến sông nước nói riêng ở Cẩm Kim có một số đặc điểm nổi bật.
Với ưu thế về vị trí địa lý là vùng đất nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, gần Cửa Đại, tiếp giáp cảng thị Hội An và lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các thế hệ cư dân Việt sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất Kim Bồng - Cẩm Kim trong quá trình lao động sản xuất đã sáng tạo, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới trong các nhóm nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... và buôn bán, làm cho bức tranh văn hóa ngành nghề ở Kim Bồng - Cẩm Kim vô cùng đa dạng, để lại những nét riêng trong di sản văn hóa ở Cẩm Kim hôm nay.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Hội An được hình thành không ngoài mục đích chính trị. Một quốc gia độc lập về mọi mặt không thể không giàu có. Thương mại giữ vai trò chủ yếu làm nên sự giàu có ấy. Hội An lúc bấy giờ đắc thế như một viên nam châm thu hút thương khách, thương thuyền ngoại quốc đến mậu dịch, vì địa thế và các tài nguyên phong phú xứ Đàng Trong. Nhiều đời chúa Nguyễn đã tận khai địa thế ấy, mở rộng địa hình, chiêu đãi thương khách… tái tạo nên một Hội An hưng thịnh.
Lâu nay, chúng ta đã nghe đọc, xem nhiều về “con đường tơ lụa” xuyên lục địa Á - Âu, vượt qua nhiều đồi núi hiểm trở, sa mạc bỏng rát, thảo nguyên mênh mông của nhiều quốc gia với từng đoàn lái buôn cưỡi trên lưng những chú lạc đà chở đầy tơ lụa. Quy luật cung - cầu và sức hấp dẫn của nguồn lợi nhuận đã thôi thúc các lái buôn lao vào cuộc trường chinh hàng ngàn dặm đầy thú vị, nhưng cũng lắm gian truân. Song, sẽ hoàn toàn thiếu sót nếu không nói đến một con đường mậu dịch khác cũng không kém phần gian truân, thú vị: “Con đường gốm sứ”.
Chạm trổ trên gỗ là một hình thức trang trí được cư dân Hội An tận dụng tối đa. Như muốn phô trương tài nghệ, trong quá trình tạo dựng nhà cửa, các hiệp thợ ở Hội An đã thi nhau chạm trổ lên các cấu kiện gỗ, nhất là ở các phần lộ ra bên ngoài. Đồ án trang trí vì thế cũng rất phong phú, thể hiện sự giao lưu giữa các phong cánh kiến trúc từng có mặt ở Hội An.
Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo - Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa học, người yêu phố cổ Hội An quan tâm đặc biệt. Bởi nó có ý nghĩa rất quan trọng về định danh mà theo đánh giá của các nhà sử học quốc tế về sự hình thành và phát triển của Đô thị - thương cảng quốc tế Hội An: “là một kiểu mẫu tiêu biểu ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á - châu Á thời Trung - Cận đại”.