Ẩm thực ở Hội An rất phong phú, đặc trưng. Bên cạnh một số món ăn được bán trong một số nhà hàng, quán xá sang trọng, lịch sự, còn có một số món ăn, thức uống được bán dạo, bán rong hoặc bày bán ở trên vỉa hè trong khu phố cổ, góp phần tạo nên đặc trưng ẩm thực của Hội An.
Có rất nhiều chuyện vui về tính hay cãi của người Quảng Nam. Xin ví dụ hai chuyện, một khá mới và một khá cũ. Chuyện khá mới là chuyện lớp trẻ vào Sài Gòn làm việc gần đây. Giọng Quảng và giọng Sài Gòn là cùng phương ngữ nên rất dễ hòa nhập, nhiều người Quảng Nam vào Sài Gòn 3 tháng là mất giọng. Thế nhưng điều đó rõ ràng là không hay đối với người già, hoặc người không xa quê, họ khó chịu vì ai đó nói giả giọng, không đúng giọng quê mình. Một anh thanh niên lao động ở Sài Gòn về tết, sang thăm ông bác hàng xóm: “Bác dạo này sao bác” (Người Quảng Nam không nói vậy mà thường là: Hồi ni bác răng, khỏe không...). Ông già nghe đã ngứa lỗ tai, thủng thẳng hỏi: “Con mới dề đó hả”. “Dạ Con mới dìa”. “Hư...ừm... rứa chớ hồi mô dô lại rứa con”. “Dạ, ra tớt con dô trỏng lại đó bác, dạ, có chi không bác”. “Ừ, hồi mô dô nhớ nói bác biết, bác gởi cái ni”. “Dạ, cái chi bác”. “Chẳng có chi, nói để tui gởi con chó vô ba tháng về sủa tiếng Sài Gòn nghe chơi”! Chuyện này không phản ánh tính hay cãi nhưng phản ánh tính nói gay, có chi nói thẳng, của người Quảng, xét cho cùng nó cũng họ hàng đâu đó với tính hay cãi.
Bên cạnh việc là chiếc nôi tạo nên một phương ngữ đặc biệt có sức ảnh hưởng lớn đến hơn nửa nước, ngôn ngữ giọng nói người Quảng Nam chắc hẳn vẫn còn lưu giữ nhiều dấu vết của cuộc giao hòa văn hóa lớn lao nhưng dường như chúng ta chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về nó.
Thế kỷ 19, Cửa Đại (Hội An) ngày càng bị thu hẹp, phù sa bồi lấp khiến các thuyền lớn không ghé được cảng. Kể từ đó, Cổ Cò trở thành “dòng sông chết” trôi qua hàng thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử. Người Quảng gần như quên lãng miền sông nước “trên bến, dưới thuyền”, nơi đã từng đưa người Đà Nẵng trở về với phố cổ. Và hôm nay, câu chuyện nối lại một dòng chảy lịch sử, văn hóa giữa hai vùng đất xứ Quảng lại được khơi dậy với nhiều tâm huyết của một thế hệ.
Trong giai đoạn những năm 1941 đến 1943, Viện Viễn Đông bác cổ đã tiến hành điều tra về làng xã ở Quảng Nam, trong đó có nhiều làng xã ở Hội An gồm có Điển Hội (Hội An), Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong, Sơn Phô, Để Võng, Thanh Hà, Thanh Nam, Thanh Đông, Tân Hiệp và An Mỹ. Tài liệu về đợt điều tra này là bản viết tay liên quan đến các vấn đề của làng xã truyền thống, là một nguồn tư liệu quý cung cấp những thông tin về làng xã trước đây. Dưới đây xin được giới thiệu một số thông tin về làng An Mỹ xưa.
Trong lịch sử hình thành, với đặc điểm là một nghề thương mại, gắn bó với tính may rủi, lãi lỗ nên người buôn bán Hội An luôn tìm đến các hoạt động cầu may, cầu lộc, phát tài. Nghề này không xác định được Tổ nghề cụ thể, các hoạt động tín ngưỡng được thể hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng gia đình, cộng đồng gắn với từng loại hình kinh doanh hoặc gắn với yếu tố văn hóa dân tộc… Tựu trung lại bao gồm một số lễ tục đáng chú ý sau:
Trong bản khai folklore về làng xã ở Quảng Nam do Viễn Đông Bác cổ triển khai thực hiện vào năm 1941 - 1943, có nhiều làng xã ở Hội An, điển hình như làng Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong, Để Võng, An Mỹ… Dưới đây xin được giới thiệu một số thông tin liên quan đến làng Để Võng thuộc phường Cẩm Châu hiện nay. Đây là tập tài liệu viết bằng tay đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về làng Để Võng xưa như diện tích, dân số, nghề nghiệp, thần tích, sắc phong, tục tang ma cưới hỏi, đình làng… liên quan đến làng.
Nói về đình làng Việt Nam, cho đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau về thời điểm xuất hiện và nguồn gốc. Song, dù quan điểm như thế nào các nhà nghiên cứu cũng đều cơ bản thống nhất rằng, đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng gồm: Chức năng tín ngưỡng, chức năng hành chính và chức năng văn hóa. Ở Hội An, do được hình thành trong bối cảnh diễn tiến lịch sử, cơ tầng kinh tế - xã hội và văn hóa mang yếu tố khác biệt nên qua nghiên cứu, khảo sát thực tế những ngôi đình làng/ấp ở Hội An hiện nay có thể thấy:
Không quân hàm, không quân hiệu, không quân phục, chỉ bằng ý chí cách mạng, lòng yêu nước, những chiến sĩ Đội Biệt động Hội An năm xưa đã chiến đấu, hy sinh tuổi thanh xuân của mình để rồi hôm nay nhìn lại năm tháng đã qua lòng vẫn ngập tràn tự hào, không hề hối tiếc.
1. Hợp tác tại Hội An (1990-2002)
Hợp tác kỹ thuật giữa Hội An và Cơ quan Văn hóa Nhật Bản chính thức bắt đầu khi Tổng Giám đốc cơ quan văn hóa Nhật Bản nhận được thư yêu cầu hỗ trợ từ Ủy ban Bảo tồn Di tích quốc gia Hội An vào tháng 11 năm 1990.
Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại xây dựng nhưng hiện nay chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển thịnh đạt của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...
Kể cũng lạ khi mà Cù Lao Chàm trở thành là vương quốc của cây ngô đồng. Lạ vì xưa nay trong suy nghĩ của nhiều người, ngô đồng là một loại cây vương giả, chốn cung đình, dinh thự sang trọng còn không muốn bắt rễ, có đâu đến một vùng đảo đầy nắng gió như Cù Lao Chàm, Hội An. Vậy mà thật bất ngờ khi phát hiện ở đây bạt ngàn một rừng ngô đồng, cứ đến tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm lại ra hoa đỏ rực cả một góc trời đảo xanh, tạo thành một cảnh tượng vô cùng ngoại mục…
TT - Hiện một số nhà nghiên cứu cũng như các bậc nhân sĩ, thức giả đã đặt vấn đề về nơi khai sinh ra loại chữ viết này.
TT - Đây là vấn đề được đặt ra từ vài chục năm nay bởi một số nhà nghiên cứu cùng những người quan tâm đến lịch sử buổi đầu chữ quốc ngữ. Những ai đã tiên khởi mở ra việc tạo lập chữ quốc ngữ?
Di tích lịch sử cách mạng Vườn bà Thủ Khóa nằm tại thôn Trung Châu, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An. Di tích đã được ghi vào danh mục bảo vệ của thành phố từ năm 2000. Trong số các di tích ở Cẩm Kim đã được khảo sát, đánh dấu và ghi nhận, di tích này là một trong hai di tích của địa phương ghi dấu đậm nét những sự kiện thuộc giai đoạn cách mạng Tiền khởi nghĩa. Những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây có ý nghĩa quan trọng, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh cách mạng ở Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung.
TT - Người Việt Nam sử dụng được chữ quốc ngữ sớm nhất ở thời điểm nào? Thật không dễ có đáp án chính xác cho câu hỏi có vẻ đơn giản này nếu không có những bản văn viết tay của hai người Việt được lưu lại đến ngày nay.
TT - Làm nên chữ quốc ngữ từ mẫu tự Latin là một kỳ công khi tiếng Việt từ lâu được ký âm bằng chữ Hán và tiếp theo là chữ Hán Nôm.
Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại xây dựng nhưng hiện nay chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển thịnh đạt của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...