04:25 03/07/2023
Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, và đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê giao trấn thủ vùng đất Quảng Nam. Kể từ đây Nguyễn Hoàng thực hiện nhiều chính sách để thiết lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới.
22:40 22/06/2023
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hội An là đô thị thương cảng hình thành vào cuối thế kỷ XV, phát triển trong suốt các thế kỷ XVI-XVIII.
21:47 23/04/2023
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
22:36 16/04/2023
Văn hóa Đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình.
23:02 19/03/2023
Hội An là một trong 7 thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn để thực hiện “Đề án phát triển Mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Đây là sự chuyển động mới cho hành trình từ Thành phố di sản thế giới đến Thành phố sáng tạo toàn cầu.
23:24 15/03/2023
Vùng đất Hội An với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy nối liền trên nguồn dưới biển, nối liền các bến chợ - thị tứ ven sông nội địa và là một tụ điểm giao thương đường biển với cửa Đại Chiêm và Cù Lao Chàm kết nối với mạng lưới hàng hải quốc tế trên biển Đông, cùng với những ưu thế về truyền thống sông nước, hàng hải, về phát triển kinh tế thương nghiệp ngoại thương nên trong quá khứ nơi đây từng là thủ phủ của các loại ghe thuyền.
02:21 07/03/2023
Dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên phong phú và đặc sắc của mình, Hội An từ sớm đã xác định hướng phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch, nhất là từ sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.
04:43 03/03/2023
Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.
03:52 15/02/2023
Trong lịch sử, Quảng Nam từng là trung tâm kinh tế lớn của khu vực với thương cảng Hội An là cửa ngõ xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá lớn bậc nhất của xứ Đàng Trong. Theo nhiều nguồn tư liệu, vào thời kỳ phát triển phồn thịnh, nhiều mặt hàng đã được đưa đến Hội An để tiêu thụ, buôn bán, trong đó có nhiều loại danh trà nổi tiếng được đưa từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…
03:59 07/11/2022
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.
12:21 22/08/2022
Thanh Hà là một trong những làng/xã hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI - XVII. Theo địa bạ làng Thanh Hà được lập vào thời vua Gia Long năm thứ 11 (1812), xã Thanh Hà thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dưới thời Nguyễn phát triển rộng lớn với 13 xóm ấp, gồm: Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ.
06:39 27/06/2022
Bên cạnh các nguồn sử liệu do người Việt biên soạn, còn có một bộ phận sử liệu quan trọng khác là các hồi ký, du ký, tài liệu nghiên cứu của các thương nhân, giáo sĩ, các chính trị gia nước ngoài về Việt Nam nói chung, Hội An, Quảng Nam nói riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, truyền giáo, cũng như mục đích chính trị... Trong nội dung dưới đây của bài viết xin giới thiệu một vài thông tin về Hội An qua cuốn hồi ký xứ Đông Dương của Paul Doumer.
23:27 20/03/2022
Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trước đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi trường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, người Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,...
22:51 01/08/2021
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.
23:52 25/07/2021
Sau khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa vào năm 1558, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy vị thế quan trọng của vùng đất Quảng Nam và từng bước xác lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới: “Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”.
22:54 27/06/2021
Vào thế kỷ XVI-XVII, dưới thời các chúa Nguyễn, Hội An đã trở thành một hải cảng giao thương với nước ngoài phát triển khá mạnh mẽ. Trong dòng giao thương ấy, có những dấu ấn quan trọng của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… Trong đó, sự có mặt của những thương nhân Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của người Nhật tại Hội An.
23:40 14/03/2021
Việc thờ phụng các vị nữ thần vốn rất phổ biến trong xã hội Việt Nam trong lịch sử. Từ nhu cầu tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc, các hình thức nghi lễ thờ cúng, lễ hội, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng liên quan cũng được hình thành, phát triển, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.
20:37 03/02/2021
Cẩm Phô là một trong những làng/xã được hình thành từ khá sớm ở Hội An. Qua một số tư liệu cho biết làng Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI và không ngừng phát triển về quy mô diện tích qua từng giai đoạn.