Thôn 5, Cẩm Thanh là nơi đang bảo tồn nhiều di tích có giá trị lịch sử đặc biệt liên quan đến lịch sử các triều đại phong kiến trước đây như Khu mộ Thứ phi vua Quang Trung triều Tây Sơn và mộ ông Lê Duy Trì - con của vua Lê Duy Đàm triều Hậu Lê mà người dân địa phương thường gọi là Mộ Tổ tộc Lê. MỘ TỔ TỘC LÊ - THÔN 5 - CẨM THANH
Trên đất Cù Lao Chàm hiện còn tồn tại khá nhiều các di tích tôn giáo - tín ngưỡng được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, trong số đó có những công trình mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa và đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin chính thức ra quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn nghe đài về đôi nét chính các di tích tiêu biểu này.
Theo Qui chế Bảo tồn, sử dụng di tích làng gốm Thanh Hà do Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An ban hành năm 2008 thì Di tích làng gốm Thanh Hà hiện nay phân bố tại khối V, phường Thanh Hà, phía Nam giáp sông Thu Bồn, phía Tây và Bắc giáp sông Lai Nghi. Nơi đây cách tỉnh lộ 608 khoảng 100m về phía Nam, cách phố cổ Hội An 3km về phía Tây, phía Bắc giáp ấp An Bang – khối 4 phường Thanh Hà,
Thuyền buồm có mặt tại các bến cảng xứ Quảng, Đàng Trong khá sớm. Tư liệu thư tịch cho biết, từ thời Champa (thế kỷ II - XV) thuyền buồm các nước Trung Cận đông, ấn Độ, Trung Hoa, Nam Dương...đã từng ghé lại Lâm ấp phố của Chămpa nằm ở bên trong Cù Lao Chàm thuộc Hội An ngày nay để buôn bán, trao đổi hàng hoá, sản vật.
Lịch sử của Hội An là một chuỗi dài liên kết các thời kỳ tiếp biến văn hóa, trong đó vào thời kỳ đầu thế kỷ XIX đã diễn ra quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây khá sâu rộng trong văn hóa Hội An từ di tích kiến trúc đến nghề truyền thống, ngôn ngữ, nghệ thuật... Năm 1885, lúc người Pháp đặt ách đô hộ trên toàn cõi Việt Nam là lúc Hội An vẫn còn là một đô thị buôn bán của tỉnh Quảng Nam.
Vì sao chỉ có Đá Chồng mà không có Đá Vợ. Chuyện kể rằng vào thời xa lắc xa lơ, đã lâu lắm rồi, thuở ông bà còn để chỏm, ở đất liền trù phú dân dã sống bình yên.
Thông tin về các di tích lịch sử cách mạng ở Hội An
Một số tin tức hoạt động của Trung tâm QLBT Di tích Hội An
Cẩm Kim là một trong những xã/phường ở Hội An có lịch sử khá lâu đời. Thời Pháp trở về trước được gọi là Kim Bồng châu, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Châu Kim Bồng được chia thành nhiều ấp, trong đó ấp Phước Thắng - ngày nay là thôn Phước Thắng là vùng đất được các bậc tiền nhân xây dựng nhiều công trình kiến trúc văn hoá, tín ngưỡng quan trọng và được bảo tồn khá nguyên vẹn đến bây giờ.
Đối với những người làm công tác khảo cứu lịch sử - văn hóa, mỗi khi tìm thấy một tư liệu, hiên vật mới thì không thể nào kìm được vui sướng. Cảm giác này giống như người chơi đồ cổ khi bắt gặp một thứ đồ quý hiếm mà mình chưa từng thấy, chưa từng xem qua. Tuy nhiên nếu không cẩn thận kiểm tra và không có kinh nghiệm đôi khi sẽ chộp nhầm đồ giả mà cứ đinh ninh là đồ thật. Vì vậy, trong quá trình sưu tầm, thu thập, xử lý tư liệu, hiện vật, khâu kiểm tra tính xác thực của nó là một thao tác hết sức quan trọng không thể xem thường.
Do đặc trưng của khu phố cổ Hội An, với kết cấu kiến trúc của di tích hầu hết được làm bằng gỗ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của mối và chúng ta có thể nói rằng khu phố cổ Hội An là kho dự trữ thức ăn rất lớn của một thành phố mối trong lòng khu phố cổ.
Đa - tên khoa học là Ficus, là loại cây được trồng rất phổ biến trong khuôn viên các di tích tín ngưỡng ở Việt Nam như đình, miếu,… là hình ảnh quen thuộc và thân thương đối với mọi người dân mà mỗi khi nhắc đến hoặc nhìn thấy nó ta lại nhớ về một làng quê êm ả thanh bình với giếng nước, sân đình và lũ trẻ đang nô đùa hớn hở.
Nằm cách Khu phố cổ Hội An khoảng 19km về phía đông, Cù Lao Chàm là cụm đảo mà ở đó cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác hải sản biển. Trên cụm đảo hiện có một số di tích liên quan đến văn hóa ngư nghiệp mà trong đó đặc biệt quan trọng là di tích lăng Ông Ngư. Di tích được Bộ Văn hoá và Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2006.
Vào những ngày đầu mùa hè này, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những cô, bà gánh đậu hủ, chè, xoa xoa …đi bán khắp nơi, dọc quanh con phố nhỏ nằm ven nhánh sông Thu Bồn chảy ra biển Cửa Đại, miệng luôn cất tiếng rao lãnh lót, vang xa giữa trưa hè: “Đậu hủ đây!...; Chè đây…!;Xa xa đây! Xa xa đây! Ai mua xa xa hông;…”.
Cây đa, giếng nước, sân đình đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam. Đi đến đâu bạn cũng bắt gặp hình ảnh ấy. Với Hội An cũng vậy, có lẽ mỗi người dân không ai không biết đến cây Da Kèn, một cây đa to lớn nằm ngay đầu ấp Xuân Lâm. Nó được xem là biểu tượng một thời quá vãng mà bề dày lịch sử được viết bằng tán lá xanh rậm rạp tỏa bóng che mát một vùng rộng lớn ở Đô thị cổ Hội An.
Trước hết cần phải nói rằng khái niệm bảo tàng mà chúng tôi muốn dùng ở đây không chỉ là hình thức bảo tàng theo nghĩa “Cổ điển”- quen gọi như: Bảo tàng lịch sử, bảo tàng tự nhiên, bảo tàng mỹ thuật… là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày, giới thiệu những tư liệu, hiện vật liên quan đến quá khứ, lịch sử tự nhiên, xã hội và con người tại các trụ sở/bảo tàng. Ở đây, bảo tàng được hiểu theo một khái niệm “mới” mở rộng, là nơi giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên ngay tại/trong môi trường sinh thái, nhân văn nơi chúng được sáng tạo ra và tiếp tục lưu truyền, không tách rời với đời sống của các cộng đồng dân cư. Hay trong một khái niệm cô đọng đó là “Bảo tàng sống”.
Nghề lợp ngói âm dương ở Hội An gắn liền với quá trình xây dựng nhà truyền thống và hiện nay nghề này đang có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di tích kiến trúc ở Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hoá Thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc về nghề này nhằm hiểu thêm được giá trị văn hoá của di sản nghề truyền thống Hội An đồng thời có thêm tư liệu để phục vụ cho công tác tu bổ di tích kiến trúc ở Hội An.
Cẩm Thanh là một xã vùng ven, nằm cách Trung tâm thành phố Hội An về phía đông khoảng 4km. Phía đông và phía bắc giáp với phường Cửa Đại bởi sông Ba Chươm, phía tây giáp với phường Cẩm Châu bởi sông Đò, phía nam giáp với xã Duy Nghĩa huyện Duy Xuyên bởi phần hạ lưu sông Thu Bồn trước khi chảy ra Cửa Đại.
Nguyễn Chí Trung Giám đốc Trung tâm QLBT Di tích Hội An Theo Luật Di sản Văn hóa (Việt Nam), tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích. Và theo chúng tôi, nó cũng là hoạt động có ý nghĩa sống còn đến di tích trong cả chuỗi hoạt động bảo tồn di tích. Bởi muốn tu bổ thì phải hạ giải (tháo dỡ) cục bộ hay toàn bộ, rồi tháo bỏ hay thay thế, lắp dựng lại… cũng giống như việc “giải phẫu” trong y học. Vậy, nếu giải phẫu sai, không đúng nguyên tắc thì coi như đã “giết chết di tích”.