VÀI NÉT VỀ CÁC DI TÍCH CÁCH MẠNG Ở XÃ CẨM KIM
Làng quê cách mạng Cẩm Kim hiện nay (
làng Kim Bồng trước đây) được hình thành khoảng 500 năm trước, có nghề mộc, nề, buôn bán ghe bầu phát triển cùng bề dày đấu tranh kiên cường chống các thế lực bóc lột của chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, đảng viên, nhân dân Cẩm Kim đã tham gia đi đầu và
Có công với nước trong phong trào cách mạng Tiền Khởi nghĩa, đồng thời là một trong những hậu cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và đã bảo vệ tốt hành lang phía Tây - Nam Hội An, trở thành đơn vị
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử đấu tranh anh dũng, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ tiền bối đã lưu lại nhiều sự kiện, di tích cách mạng trên quê hương Cẩm Kim, đó là cơ sở lịch sử quí báu để giáo dục, phát huy tinh thần cách mạng, yêu quê hương đối với các thế hệ cách mạng hậu bối, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hệ thống di tích cách mạng cũng là cơ sở liên kết cùng các di sản văn hóa khác phục vụ phát triển du lịch ở một làng quê sinh thái, một làng nghề truyền thống, một vùng đất cách mạng.
Trên mỗi vùng đất, xóm làng của quê hương Cẩm Kim đều gắn liền với những sự kiện cách mạng tuy nhiên cho sự biến thiên của địa hình vùng đất ven sông, do sự thống kê ở bước đầu mà đến nay ở địa bàn Cẩm Kim đã có 12 di tích cách mạng được Ủy ban Nhân dân thành phố ra quyết định bảo vệ. Trong những di tích đó, có 2 di tích liên quan đến thời kỳ cách mạng Tiền khởi nghĩa, một thời kỳ cách mạng sôi động ở quê hương Cẩm Kim đó là Di tích Vườn Bà Thủ Khóa và Di tích Chùa Kim Bửu. Trở về với lịch sử, trong những năm 1941, 1942, phong trào Tiền Khởi nghĩa ở Cẩm Kim bước vào giai đoạn phát triển mạnh với nhiều cán bộ, cơ sở trung kiên như Nguyễn Phe, Hoàng Kim Ảnh, Nguyễn Thanh Sơn, Trương Tòng… và đã góp phần hình thành nên Thành ủy lâm thời Hội An. Đến tháng 8/1942, đại diện Tỉnh ủy Quảng Nam gồm đồng chí Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim đã chọn Kim Bồng làm nơi tổ chức Hội nghị Liên - Tỉnh - Thành ủy (
Quảng Nam, Hội An, Đà Nẵng), cơ quan chính đặt tại nhà đồng chí Nguyễn Hàng, cơ quan dự bị đặt tại nhà bà Thủ Khóa (
mẹ đồng chí Trương Tòng –Thành viên Chi bộ Kim Bồng giữa năm 1943). Từ đây,
Nhà bà Thủ Khóa trở thành một trong những nơi mà đồng chí Bí thư Võ Toàn và các ủy viên Liên - Tỉnh - Thành ủy là Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Kim Ảnh, Nguyễn Duy Đề… lưu trú, hội họp chỉ đạo phong trào cách mạng của Tỉnh, viết báo “
Cờ Độc lập” để tuyên truyền trong sự hỗ trợ về sinh hoạt đời thường, in ấn tuyên truyền, bảo vệ an toàn của gia đình bà Khóa và những gia đình lân cận. Cũng tại nhà bà Thủ Khóa, vào tháng 5/1945, Thành ủy Hội An tổ chức hội nghị mở rộng do đồng chí Nguyễn Phe chủ trì để xác định gấp rút khởi nghĩa giành chính quyền... đánh dấu mở đầu cho giai đoạn chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền sớm vào tháng 8 năm 1945 ở Hội An. Hiện nay, Nhà Bà Thủ Khóa không còn nữa nhưng khu vực vườn và giếng nước của Nhà Bà Thủ Khóa vẫn còn và đã được Thành phố ra quyết định bảo vệ, đây là cơ sở quan trọng để dựng bia phát huy giá trị di tích này.
Đến những năm 1944, 1945, phong trào cách mạng ở Cẩm Kim vẫn được giữ vững với nhiều cơ sở trung kiên, trong đó Chùa Kim Bửu là một địa bàn an toàn do có cơ sở của ta là ông Nguyễn Đạo đang tu ở chùa này. Từ đó, một hội nghị đã được diễn ra ở Chùa Kim Bửu vào tháng 4/1944, hội nghị quyết định thành lập lại Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam, do đồng chí Nguyễn Văn Quế làm Bí thư, cơ quan Tỉnh ủy đặt tại Diêm Trường (
Tam Kỳ), làng Kim Bồng (
Cẩm Kim ngày nay) và tiếp tục ra tờ báo Cờ Độc lập, in một số tài liệu mật trong sự hỗ trợ của quần chúng Cẩm Kim để tuyên truyền. Đây là sự kiện đánh đấu thời kỳ khôi phục tổ chức Đảng của Tỉnh sau một năm bị địch khủng bố. Cũng tại di tích này, vào cuối tháng 5 năm – 1945, Tỉnh ủy mở Hội nghị cán bộ để nghiên cứu các văn kiện của Trung ương Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các chỉ thị “
Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ thị “
Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang”, chỉ thị về “
lập Ủy ban dân tộc giải phóng…”… từ đó, Hội nghị đã đề ra phương hướng hành động phù hợp cho ác địa phương. Với những giá trị lịch sử quan trọng đó, Chùa Kim Bửu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào năm 2011.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có nhiều sự kiện, địa điểm ghi dấu những phong trào cách mạng nhưng do những địa điểm nổi bật chưa có đủ tư liệu xác định nên đến nay chưa có di tích được bảo vệ. Vấn đề bổ sung di tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp sẽ được thực hiện khi có đầy đủ cơ sở tư liệu lịch sử.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Cẩm Kim là thời kỳ đánh dấu một giai đoạn đấu tranh lịch sử cách mạng gian khó, hào hùng của đảng viên, cán bộ nhân dân xã Cẩm Kim. Đã có 12/12 di tích cách mạng được thống kê có liên quan đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong đó hầu hết đó là những di tích ghi dấu chiến công đánh địch như di tích: Di tích Thượng Phước, Di tích Cồn Trùm Phổi, Di tích Bến đò Chùa (
Chùa Kim Bửu), Di tích Vườn Bà Thủ Khóa thể hiện sự dũng cảm, sáng tạo của các du kích trong cách đánh công đồn, phục kích, đột kích để làm nên chiến thắng của cuộc chiến tranh nhân dân ở Cẩm Kim. Tiêu biểu là trận đánh tại địa điểm
Cồn Trùm Phổi diễn ra vào ngày 26/2/1968, trong ngày này lực lượng của Trung đoàn 51 ngụy với 14 xe bọc thép yểm trợ tấn công vùng Đông Duy Xuyên, Nam Hội An. Lực lượng du kích xã đã dũng cảm bí mật tiếp cận nơi Bộ chỉ huy tiền phương của ngụy đóng ở khu vực Cồn Trùm Phổi, gài mìn tự tạo, kích nổ đồng loạt, diệt toàn bộ bộ chỉ huy tiền phương gồm 12 tên, trong đó có 1 tên Tỉnh phó nội an, 3 trung úy, 2 thiếu úy, bẻ gãy cuộc càn quét qui mô của chúng, giữ vững thế trận chiến tranh du kích ở phía Tây Nam thị xã, tạo nên tiếng vang lớn trong phong trào vũ trang của tỉnh.
Một di tích ghi dấu chiến công tiêu biểu khác ở Cẩm Kim đó là di tích Thượng Phước. Tiêu biểu là trận đánh vào cuối tháng 7/1969, Mỹ - ngụy mở một đợt phản kích qui mô cấp tiểu đoàn có sự yểm trợ tấn công của pháo binh, máy bay vào Nam Hội An, Đông Duy Xuyên. Qua nhiều ngày bám trụ, kiên quyết chiến đấu, giành giật từng tấc đất với địch, Bộ đội địa phương Hội An và du kích Cẩm Kim đã bắn cháy 1 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội địch, bẽ gãy cuộc càn quét. Vào giữa năm 1972, lại có một trận đánh qui mô, ác liệt nữa diễn ra ở Thượng Phước, địch triển khai một tiểu đoàn cùng nhiều xe M113 càn quét vùng này. Du kích bám trụ ở xã cùng bộ đội Hội An đã nhanh chóng lập phòng tuyến dọc bờ sông, hai ngày quyết liệt chống trả, ngăn cản địch tiến sâu vào căn cứ, bẽ gãy cuộc hành quân của chúng và giữ vững căn cứ Thượng Phước cho đến ngày quê hương được giải phóng.
Ngoài những di tích ghi dấu chiến công còn có những di tích liên quan đến những sự kiện cách mạng như di tích Nhà ông Nguyễn Nhựt, Nhà thờ tộc Phan Xuân. Trong đó, di tích Nhà ông Nguyễn Nhựt là nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ thị xã Hội An trên địa bàn Hội An vào ngày 28, 29/5/1968. Đây là đại hội đảng bộ thị xã đầu tiên diễn ra trên địa bàn Hội An trong thời kỳ mà địch khủng bố ác liệt sau chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân. Đây là sự kiện ghi dấu sự tin tưởng của Đảng bộ thành phố Hội An về một địa bàn vẫn giữ an toàn, kiên trung trong một thời gian khó khăn ác liệt qua đó để tổ chức một đại hội quan trọng đề ra chính sách đối phó kịp thời trong giai đoạn khó khăn.
Bên cạnh một di tích Thượng Phước là địa điểm ghi dấu chiến công còn có một Thượng Phước là căn cứ kháng chiến. Nơi đây là căn cứ cách mạng phía Tây Nam Hội An trong những năm từ 1966 – tháng 3/1975, nơi đây có sự đóng chân của nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt của Thành ủy Hội An, của một phần lực lượng thị đội Hội An và nơi trụ bám của tất cả các đồng chí bám trụ trong đảng bộ xã Cẩm Kim và của nhiều đồng chí du kích các xã bạn như Duy Vinh, Duy Thành, Điện Phương... Đồng thời cũng tại di tích Thượng Phước còn là nơi Ban Thường vụ Thị ủy Hội An đóng chân chỉ đạo phát lệnh tổng khởi nghĩa Giải phóng quê hương Hội An.
Nhìn chung những di tích cách mạng ở Cẩm Kim được bảo vệ đã phản ánh tương đối đầy đủ lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc theo sự chỉ đạo của Thị ủy Hội An và các cấp trên, góp phần minh chứng sự đóng góp tích cực của Đảng bộ, nhân dân Cẩm Kim vào sự nghiệp cách mạng của Hội An, Quảng Nam. Tuy nhiên, qua tiếp cận các tư liệu, di tích cách mạng trên địa bàn Cẩm Kim chúng tôi thấy do địa hình biến đổi và sự thay đổi địa giới hành chính mà một số di tích liên quan đến các thời kỳ cách mạng của Cẩm Kim đã không còn nữa như di tích Miếu Bà Bông, Bến Đò Chùa… Bên cạnh đó còn có một số địa điểm đánh dấu sự kiện cách mạng quan trọng của xã và của thành phố nhưng chưa được khảo sát, ghi dấu đưa vào danh mục bảo vệ, phát huy như Cây đa ấp Vĩnh Hưng liên quan đến sự kiện treo cờ cổ động ngày Quốc tế Lao động vào ngày 1/5/1930, hay là di tích Nhà thờ tộc Đỗ - nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ xã Cẩm Kim vào năm 1966. Ngoài ra còn một số di tích được đưa vào danh mục bảo vệ nhưng phần nội dung sự kiện có phần chưa chính xác. Hy vọng rằng, công tác khảo sát, điểu chỉnh, bổ sung di tích cách mạng trên địa bàn Cẩm Kim nói chung và các xã, phường khác nói chung sẽ được tiến hành trong tương lai gần với sự hỗ trợ từ các địa phương, các nhân chứng là các vị lão thành cách mạng để góp phần tốt cho công tác phát huy giá trị di tích cách mạng trên địa bàn Cẩm Kim nói riêng, Hội An nói chung được hoàn thiện hơn.