Chức năng-nhiệm vụ Phòng ban Sơ đồ tổ chức THÔNG TIN - TƯ VẤN Trao đổi chuyên ngành Quản lý, tu bổ di tích Bảo tàng Nghiên cứu khoa học Hợp tác Ấn phẩm Bản đồ tham quan các điểm di tích DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa

Thứ năm - 12/07/2012 04:24

Chức năng-nhiệm vụ Phòng ban Sơ đồ tổ chức THÔNG TIN - TƯ VẤN Trao đổi chuyên ngành Quản lý, tu bổ di tích Bảo tàng Nghiên cứu khoa học Hợp tác Ấn phẩm Bản đồ tham quan các điểm di tích DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa

Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO đưa ra tại phiên họp toàn thể vào tháng 10/2003
 và có hiệu lực từ năm 2006. Hiện nay, Công ước đã được 135 quốc gia phê chuẩn, trong đó Việt Nam là nước phê chuẩn sớm vào năm 2005. Đây là công cụ pháp lý quốc tế nhằm bảo tồn, phát huy các hình thái loại hình, các biểu đạt văn hóa phi vật thể của các quốc gia thành viên.
VÀI NHẬN THỨC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
      Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO đưa ra tại phiên họp toàn thể vào tháng 10/2003 và có hiệu lực từ năm 2006. Hiện nay, Công ước đã được 135 quốc gia phê chuẩn, trong đó Việt Nam là nước phê chuẩn sớm vào năm 2005. Đây là công cụ pháp lý quốc tế nhằm bảo tồn, phát huy các hình thái loại hình, các biểu đạt văn hóa phi vật thể của các quốc gia thành viên.         
   Theo Công ước này, di sản văn hóa phi vật thể được phân thành các nhóm: Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện; các loại hình nghệ thuật trình diễn; các tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội; các tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên, vũ trụ; các nghề thủ công truyền thống. Công ước có quan niệm rộng hơn về văn hóa phi vật thể so với trước đây. Ngoài những kỹ năng, biểu đạt, kiến thức, truyền thống như đã nêu, di sản phi vật thể còn bao gồm những công cụ, hiện vật, đồ vật tạo tác và không gian văn hóa liên quan tới chúng. Công ước cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể, theo đó “chỉ bản thân cộng đồng mới có thể quyết định cái gì là hoặc không là một phần trong di sản của họ”. Công ước cũng nêu lên quan điểm cho rằng, di sản phi vật thể không phải là những dạng thái bất biến mà luôn thay đổi, tiếp tục tái tạo dưới những hình thức khác biệt chút ít và trong một số trường hợp, cộng đồng có thể quyết định để cho biểu đạt phi vật thể phải chết nếu chúng không phù hợp với hoàn cảnh hiện thời. Để bảo vệ và tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi toàn thế giới, Công ước đã thống nhất đưa ra 2 danh hiệu là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hàng năm, Hội đồng di sản của UNESCO sẽ xem xét để đưa vào danh sách 2 danh hiệu này những di sản văn hóa phi vật thể đáp ứng các tiêu chí của Công ước theo đề nghị của các quốc gia thành viên.
            Ở nước ta, di sản văn hóa phi vật thể đã được chú ý quản lý, bảo vệ tại luật Di sản Văn hóa năm 2001, điều chỉnh, bổ sung năm 2009, trong đó, di sản văn hóa phi vật thể được đặt ngang hàng với di sản văn hóa vật thể và được định nghĩa “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” (Luật di sản văn hóa, điều 4). Luật di sản văn hóa năm 2001 xác định di sản văn hóa phi vật thể gồm các nhóm: 1. Tiếng nói, chữ viết; 2. Ngữ văn dân gian bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; 3. Nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; 4. Tập quán xã hội bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác tại các địa phương; 5. Lễ hội truyền thống; 6. Nghề thủ công truyền thống; 7. Tri thức dân gian bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Cách định nghĩa, xác định này của Luật Di sản Văn hóa nước ta đã tiệm cận được quan điểm của UNESCO tại Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Luật di sản văn hóa được điều chỉnh, bổ sung năm 2009 đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ bộ phận di sản này của nước ta bao gồm: Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm kiểm kê nhận diện, tư liệu hóa, chuyển giao/truyền dạy, phổ biến, giáo dục nhận thức, hướng dẫn nghiệp vụ sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, trình diễn, truyền dạy; Đầu tư kinh phí và huy động sự tham gia của cộng đồng.
            Kiểm kê, nhận diện là biện pháp đầu tiên trong chuỗi hoạt động mang tính đặc thù nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Để thực hiện công tác này, tháng 6 năm 2010, Cục Di sản Văn hóa đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL quy định về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi toàn quốc. Đây là đợt kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể chính thức và quy mô nhất từ trước đến nay ở nước ta.
Tháng 10/2010 Cục Di sản Văn hóa đã chọn Hội An làm điểm tập huấn công tác kiểm kê cho các địa phương khu vực miền Trung. Dự kiến công tác kiểm kê sẽ được triển khai từ năm 2010 cho đến khi hoàn tất. Cùng với việc kiểm kê, các địa phương sẽ lựa chọn những di sản văn hóa phi vật thể nổi trội để đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trên cơ sở đó, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch sẽ xem xét, lựa chọn những di sản có giá trị đại diện để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục di sản thế giới thời gian tới.
Thực hiện thông tư này, ngày 23/02/2011, UBND tỉnh Quảng Nam đã có kế hoạch số 524/KH-UBND về việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam làm cơ quan chủ trì công tác kiểm kê. Được sự thống nhất của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang lập kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Hội An để trình UBND thành phố Hội An phê duyệt nhằm thực hiện công tác này. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2011 sẽ hoàn tất khâu chuẩn bị và tập huấn, năm 2012 tiến hành kiểm kê theo quy định.

Tác giả: Trần Văn An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây