02:21 07/03/2023
Dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên phong phú và đặc sắc của mình, Hội An từ sớm đã xác định hướng phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch, nhất là từ sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.
03:32 27/02/2023
Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.
20:38 26/02/2023
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.
20:28 19/02/2023
Trong lịch sử, Hội An xứ Quảng từng là trung tâm giao thương với các quốc gia có văn hóa trà nổi tiếng như Trung Quốc, Nhật Bản,… cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
04:37 31/01/2023
Con mèo là con vật đứng ở vị trí thứ 4 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng cầm tinh con mèo (tháng 2) gọi là tháng Mão và năm cầm tinh con mèo được gọi là năm Mão với các tháng/năm can chi: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão và Quý Mão.
21:33 18/01/2023
Đóng ghe/thuyền đua và tổ chức hoạt động đua ghe/thuyền vào các dịp lễ, tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo của nhiều vùng miền ở Việt Nam như đua ghe Ngo ở Nam bộ, bơi chải ở miền Bắc và đua ghe ở miền Trung.
02:28 06/01/2023
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bị hạn chế do những chính sách thuộc địa song với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc. Qua các ghi chép của những công chức, nhà nghiên cứu người Pháp từng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong bài viết này, xin giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết Nguyên đán dưới thời kỳ Pháp thuộc.
05:00 04/01/2023
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
03:58 26/12/2022
Cách nay hơn 2000 năm, qua những hình đúc trên trống đồng Đông Sơn đã minh chứng người Việt biết cách đóng và sử dụng thành thạo ghe thuyền. Lịch sử đã cho thấy, ghe thuyền truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, nhiều kích cỡ, làm từ chủ yếu bằng gỗ, tre, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm phương tiện lưu thông đi lại, vận tải buôn bán, chiến đấu, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tham dự vào hoạt động văn hóa lễ hội,…
20:19 25/12/2022
Ở Hội An, mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng khá lớn và độc đáo về hình thức kiến trúc, mô típ trang trí, kết cấu, chất liệu, kỹ thuật tạo tác, có sự phong phú, đa dạng về thành phần dân cư và tập quán tống táng liên quan. Thanh Hà là vùng đất hiện còn bảo tồn được rất nhiều ngôi mộ cổ có giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Trong số đó có ngôi mộ bà họ Phạm hiện vẫn còn được gìn giữ tốt, được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An.
11:51 22/11/2022
Trong văn hóa truyền thống của người Hội An, nếp sống là giá trị nổi bật, được gầy dựng, bồi đắp từ lâu và luôn được đề cao.
21:00 05/12/2021
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa văn nghệ dân gian với nhiều loại hình đặc sắc, hấp dẫn như bài chòi, hò khoan, hát bội, sắc bùa, hò giã gạo, hò giã vôi...
03:07 23/11/2021
Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
21:27 26/09/2021
Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
22:51 01/08/2021
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.
04:53 22/07/2021
Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.