21:20 07/07/2023
Hội An là thành phố ven biển nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Thành phố Hội An có diện tích tự nhiên hơn 60km2, trong đó hải đảo Cù Lao Chàm nằm cách đất liền khoảng 15km có diện tích chiếm ¼. Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ rất sớm, khoảng hơn 3000 năm cách ngày nay, con người đã đến sinh sống trên mảnh đất Hội An.
04:25 03/07/2023
Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, và đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê giao trấn thủ vùng đất Quảng Nam. Kể từ đây Nguyễn Hoàng thực hiện nhiều chính sách để thiết lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới.
22:40 22/06/2023
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hội An là đô thị thương cảng hình thành vào cuối thế kỷ XV, phát triển trong suốt các thế kỷ XVI-XVIII.
03:52 15/02/2023
Trong lịch sử, Quảng Nam từng là trung tâm kinh tế lớn của khu vực với thương cảng Hội An là cửa ngõ xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá lớn bậc nhất của xứ Đàng Trong. Theo nhiều nguồn tư liệu, vào thời kỳ phát triển phồn thịnh, nhiều mặt hàng đã được đưa đến Hội An để tiêu thụ, buôn bán, trong đó có nhiều loại danh trà nổi tiếng được đưa từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…
03:59 07/11/2022
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.
05:47 17/10/2022
Vào các thế kỷ 17, 18, 19, Hội An, Quảng Nam nói riêng, Đàng Trong nói chung đã có sự hiện diện người Anh đến giao thương, buôn bán, truyền giáo,…
05:39 26/09/2022
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.
12:21 22/08/2022
Thanh Hà là một trong những làng/xã hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI - XVII. Theo địa bạ làng Thanh Hà được lập vào thời vua Gia Long năm thứ 11 (1812), xã Thanh Hà thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dưới thời Nguyễn phát triển rộng lớn với 13 xóm ấp, gồm: Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ.
06:39 27/06/2022
Bên cạnh các nguồn sử liệu do người Việt biên soạn, còn có một bộ phận sử liệu quan trọng khác là các hồi ký, du ký, tài liệu nghiên cứu của các thương nhân, giáo sĩ, các chính trị gia nước ngoài về Việt Nam nói chung, Hội An, Quảng Nam nói riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, truyền giáo, cũng như mục đích chính trị... Trong nội dung dưới đây của bài viết xin giới thiệu một vài thông tin về Hội An qua cuốn hồi ký xứ Đông Dương của Paul Doumer.
03:07 23/11/2021
Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
22:57 07/11/2021
Làng Phước Trạch xưa thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có tư liệu xác định chính xác quá trình thành lập làng Phước Trạch.
21:27 26/09/2021
Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
23:52 25/07/2021
Sau khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa vào năm 1558, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy vị thế quan trọng của vùng đất Quảng Nam và từng bước xác lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới: “Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”.
23:04 04/07/2021
Bà Đại Càn là tên gọi dân gian của một vị nữ thần có danh hiệu được triều Nguyễn sắc phong đầy đủ là: Hàm hoằng, Quang đại, Chí đức, Phổ bác, Hiển hóa, Trang huy, Dực bảo trung hưng Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương thượng đẳng thần. Đại Càn là vị thần giữ vị trí đứng đầu trong danh sách các vị thần được thờ tự và là vị chủ thần được thờ trang trọng nhất ở nhiều đình làng tại Hội An cũng như các địa phương ở Quảng Nam. Trong các bản văn tế tại nhiều đình, miếu, thần hiệu Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương thượng đẳng thần thường đứng ở vị trí đầu tiên.
21:45 20/06/2021
Theo Thực lục tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1558 Nguyễn Hoàng được vua Lê cho làm Trấn thủ Thuận Hóa. Đến năm 1570 kiêm nhiếp luôn Trấn thủ Quảng Nam và đeo ấn Tổng trấn. Dấu ấn này hình vuông, lòng khắc 6 chữ “Tổng trấn tướng quân chi ấn” được dùng để đóng trên các văn bản hành chính cấp trung ương của các chúa Nguyễn, cho đến khi Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn “Quốc vương chi ấn” năm 1744. Những văn bản đóng dấu Tổng trấn tướng quân đến nay đã được tìm thấy tại nhiều địa phương thuộc Thuận Hóa, Quảng Nam trước đây như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.