trao đổi chuyên ngành

Nghề thủ công, gia công, chế biến liên quan đến biển đảo Hội An

Nghề thủ công, gia công, chế biến liên quan đến biển đảo Hội An

 21:59 17/09/2023

Quá trình chung sống, tương tác lâu dài với biển đảo đã cho ra đời tại Hội An một ngành kinh tế mới là nghề biển với nhiều cách thức khác nhau từ khai thác, đánh bắt cho đến gia công, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, buôn bán,… Trong tổng số rất nhiều nghề thuộc nhóm này có thể kể một số nghề mang đậm dấu ấn biển đảo như nghề đóng ghe thuyền đi biển, nghề đan thúng chai, nghề chế biến hải sản khô, nghề đan võng ngô đồng,...

mo ong bạniro

Giao lưu, tiếp xúc văn hóa Nhật – Việt tại Hội An

 05:00 21/07/2023

Mặc dầu hoạt động mậu dịch và việc cư trú của người Nhật tại Hội An diễn ra trong một thời gian ngắn và chấm dứt vào cuối thế kỷ XVII nhưng một số kết quả - hệ quả của quá trình này vẫn được bảo lưu bền bỉ, lâu dài tại Hội An trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể.

Nhiếp ảnh – Nghề đặc biệt ở Hội An

Nhiếp ảnh – Nghề đặc biệt ở Hội An

 22:30 07/06/2023

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Ngày 19/8/1839, phát minh về nhiếp ảnh được Chính phủ Pháp công nhận, rất nhanh chóng, trong vòng chưa đầy 30 năm, nghề chụp ảnh đã được du nhập về Việt Nam bởi những nhân vật có tinh thần canh tân sâu sắc.

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An

 21:47 23/04/2023

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

 04:34 05/04/2023

Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.

Truyền thống biển nhìn từ nghề khai thác yến sào Thanh Châu

Truyền thống biển nhìn từ nghề khai thác yến sào Thanh Châu

 22:33 12/03/2023

Quá trình chung sống, tương tác lâu dài với biển đảo của các lớp cư dân Hội An đã cho ra đời tại địa phương một ngành kinh tế mới là nghề biển, với nhiều cách thức khác nhau từ khai thác, đánh bắt đến gia công, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, buôn bán…

TRANH TAU THUYEN TREN SONG FAIFO

Một số thông tin ghe thuyền Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài

 03:59 07/11/2022

Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.

Nghề truyền thống ở Hội An với tín ngưỡng và lễ lệ - lễ hội

Nghề truyền thống ở Hội An với tín ngưỡng và lễ lệ - lễ hội

 23:27 20/03/2022

Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trước đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi trường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, người Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,...

Tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục ở Hội An

Tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục ở Hội An

 03:04 22/12/2021

Trong quá trình tổ chức bản thảo sách “Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6 - Sắc phong”, chúng tôi có cơ may tiếp cận được một bản sao sắc phong thần Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục. Qua khảo sát một số di tích tín ngưỡng ở Hội An, chúng tôi nhận thấy hiện có ít nhất 4 di tích thờ vị nhân thần này. Vậy Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục là ai? Ở Hội An tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục như thế nào? Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề này.

Một số thông tin về lịch sử   văn hóa làng Phước Trạch

Một số thông tin về lịch sử - văn hóa làng Phước Trạch

 22:57 07/11/2021

Làng Phước Trạch xưa thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có tư liệu xác định chính xác quá trình thành lập làng Phước Trạch.

Nghĩ về giao thoa trong văn hóa ẩm thực Việt-Chăm ở Quảng Nam

Nghĩ về giao thoa trong văn hóa ẩm thực Việt-Chăm ở Quảng Nam

 03:17 05/07/2021

Trong hành trình “mở cõi” của cư dân Đại Việt từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI đến vùng đất mới phía Nam - như một quy luật tất yếu - đã diễn ra quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa giữa một bên là cư dân bản địa người Chăm, một bên là những lưu dân người Việt thể hiện trên nhiều phương diện của đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

 21:25 13/06/2021

Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.

tin ko hình

Tri thức dân gian về ẩm thực biển đảo ở Hội An

 21:42 09/05/2021

Cùng với những biểu hiện, hình thức ẩm thực có nguồn gốc từ các địa bàn rừng núi, trung du, châu thổ ven sông, qua quá trình chung sống với biển người dân ở Hội An đã hình thành nên những tri thức, truyền thống ẩm thực gắn với biển đảo. Truyền thống này mang sắc thái riêng rất rõ nét so với các địa bàn khác, cả về cách khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và thói quen ăn uống…

IMG 5864

Mộ tổ tộc Trần Trung ở Cẩm Phô

 22:54 15/03/2021

Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .

Dinh ong voi

Di tích đình Ông Voi - Những giá trị độc đáo về kiến trúc đình làng và thờ tự

 21:05 27/04/2020

Quá trình hình thành cộng đồng làng xã người Việt trên mảnh đất thành phố Hội An diễn ra từ rất sớm. Bia mộ tổ tộc Trần (陳) ở Cẩm Thanh cho biết làng Võng Nhi (網兒) xuất hiện năm 1498; tác phẩm Ô Châu Cận Lục do Dương Văn An nhuận sắc khắc in năm 1553 đã nhắc đến tên 2 làng ở Hội An là Cẩm Phô và Hoài Phô,…

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây