trao đổi chuyên ngành

Thông tin về khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở Hậu Xá, Thanh Hà

Thông tin về khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở Hậu Xá, Thanh Hà

 22:18 05/10/2023

Mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng lớn ở Hội An hiện nay, vẫn còn bảo lưu được giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật thông qua bố cục kiến trúc, mô típ/đồ án trang trí, cùng với đó là vật liệu xây dựng, kỹ thuật đắp vẽ trên nền vữa vôi, chạm trổ điêu luyện trên chất liệu đá của các vị tiền nhân ở Hội An xưa. Phường Thanh Hà hiện nay được xem là địa phương có số lượng mộ cổ nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hội An, trong đó có khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở khối Hậu Xá. Đây là một khu mộ qui mô lớn, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, góp phần tạo nên sự đa dạng trong loại hình mộ cổ ở Thanh Hà nói riêng, Hội An nói chung.

Ký ức về đấu tranh cách mạng của một nữ cựu tù yêu nước

Ký ức về đấu tranh cách mạng của một nữ cựu tù yêu nước

 23:11 18/07/2023

Những ngày tháng 7 năm 2023, trong không khí chung của cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức nhiều đợt sưu tầm, nghiên cứu để tiếp tục bổ sung hiện vật phục vụ các hạng mục trưng bày tại di tích nhà lao Hội An, chúng tôi đã có những buổi trò chuyện để ghi lại tư liệu ký ức về một thời đấu tranh hào hùng, anh dũng với nữ cựu tù yêu nước, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Hóa ở ngay tại nơi bà và các đồng chí, đồng đội từng hoạt động, từng bị giam cầm, tra tấn.

Vò gốm phát hiện ở khu vực thi công hạng mục Hồ điều hòa

Khu vực Chùa Cầu qua tiếp cận khảo cổ học

 22:38 21/05/2023

Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.

Kiến trúc Pháp ở Hội An

Kiến trúc Pháp ở Hội An

 22:06 14/05/2023

Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.

Di tích lăng Ông Ngư ở Cù Lao Chàm

Tổng quan về kiến trúc các di tích thờ cúng Cá Ông ở Hội An

 03:41 27/04/2023

Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.

Về một ngôi mộ đẹp mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp ở phường Thanh Hà

Về một ngôi mộ đẹp mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp ở phường Thanh Hà

 04:43 03/03/2023

Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.

trung  thu 1999

Tết Trung Thu ở Hội An

 03:32 27/02/2023

Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

 03:10 04/02/2023

Tết Nguyên tiêu ở Hội An có nguồn gốc từ nhiều quan niệm khác nhau, ở mỗi cộng đồng địa phương có tục lệ cúng tế riêng nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị Phật, các vị thần, tiền nhân... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự, cầu tài xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và hội quán trong Khu phố cổ Hội An.

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

 04:57 13/12/2022

Di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần hiện tọa lạc tại tổ 48, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Từ vị trí bến xe buýt Hội An, rẽ phải đi theo đường Nguyễn Tất Thành khoảng 500m, sau đó rẽ trái vào đường bê tông (đường vào chùa Long Tuyền), tiếp tục đi thẳng khoảng 280m, nhìn theo hướng tay phải (theo đướng đi) sẽ nhìn thấy di tích.

Trang trí mỹ thuật trong nhà thờ tộc ở Khu phố cổ Hội An

Trang trí mỹ thuật trong nhà thờ tộc ở Khu phố cổ Hội An

 22:04 22/08/2021

Khu phố cổ Hội An là một phức hợp đa dạng các loại hình di tích kiến trúc, mỗi loại hình đều mang một dáng vẻ riêng, độc đáo hòa quyện vào nhau làm nên cái hồn chung của phố cổ. Nhà thờ tộc là một trong những loại hình di tích khá độc đáo góp phần làm cho diện mạo kiến trúc, mỹ thuật phố cổ Hội An trở nên phong phú. Mỗi nhà thờ tộc tuy có những nét gần nhau về kiểu thức, về bố cục,… kiến trúc nhưng lại mang một vẻ đẹp rất riêng được thể hiện qua các đồ án trang trí mỹ thuật.

Miếu Âm linh Trảng Kèo

Miếu Âm linh Trảng Kèo

 04:53 22/07/2021

Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.

nguoi giu di tich

“Gương sáng” trong công tác bảo vệ di tích ở khối Xuân Lâm, Cẩm Phô

 21:26 21/07/2021

Đến Cẩm Phô hỏi nhà chú Nguyễn Vân, Tổ trưởng Tổ quản lý di tích đình Xuân Lâm và miếu Thần Nông, thì người dân nào cũng chỉ rõ được, vì những việc chú đã làm cho cộng đồng dân cư được bà con nơi đây khâm phục và tán dương nhiều lắm.

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

 22:04 18/07/2021

Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

 21:25 13/06/2021

Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

 21:55 25/04/2021

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.

hiện vật Lệnh phù Bắc Đế

Về hiện vật Lệnh phù Bắc Đế trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An

 21:37 23/03/2021

Hội An là vùng đất tuy nhỏ bé nhưng có bề dày lịch sử và di sản văn hóa đa dạng, đặc trưng. Ở đây, dường như nơi đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của một thời quá khứ nhộn nhịp với sự giao lưu hội nhập của nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Không khó để nhận ra bằng chứng từ những công trình kiến trúc, nhà ở, di tích, bia đá còn hiện hữu hay những thói quen, phong tục của người dân còn được lưu giữ đến hôm nay.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây