Ở Hội An hiện có rất nhiều ngôi mộ cổ với nhiều hình thức kiến trúc, kết cấu khác nhau, có sự phong phú, đa dạng về thành phần chủ nhân, tập quán tống táng. Những ngôi mộ này là minh chứng sinh động cho quá trình phát triển liên tục của vùng đất Hội An, muộn nhất cũng từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến nay với thành phần cư dân gồm nhiều quốc tịch. Làng Thanh Hà là vùng đất hiện còn bảo tồn được rất nhiều ngôi mộ cổ.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 18km, gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ và hệ động vật, thực vật rất phong phú. Hầu hết các đảo này không có người sinh sống, ngoại trừ Hòn Lao - là đảo lớn nhất ở Cù Lao Chàm. Trong các công trình nghiên cứu khảo cổ - lịch sử thời gian qua đã chứng minh cách đây 3000 năm đã có cư dân sinh sống trên đảo Cù Lao Chàm. Thời tiền Sa Huỳnh đến Champa, Đại Việt kế tiếp nhau sinh sống đến này hôm nay.
Trong khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XVI đến khoảng thế kỷ XIX, Hội An là vùng đất có vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự của Quảng Nam nói riêng, Đàng Trong nói chung; được các Chúa, sau đó là triều đình nhà Nguyễn quan tâm thể hiện qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể liên quan đến Hội An được sử liệu ghi chép. Đặc biệt ở Hội An có một số hiện vật, di tích lưu giữ dấu ấn của các Chúa, vua nhà Nguyễn như: Bức hoành đề 4 chữ “Cứu thế độ nhân” ở đình Sơn Phong được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng; Bức hoành đề 3 chữ “Lai Viễn Kiều” ở chùa Cầu được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng trong lần tuần du đến Hội An vào năm 1719; Bia đá mở đường thời Minh Mạng ở khối Nam Diêu, phường Thanh Hà.
Rất nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối khi trẻ con Hội An bây giờ ít chơi những trò dân gian xưa, những trò mà chỉ mới cách đây một thế hệ, anh chị, cha mẹ của các em đã từng gắn bó, thân thiết vô cùng.
Dân gian xưa có câu rằng “Đố ai nằm võng không đưa/Ru con không hát đò đưa không chèo”. Đã từ bao đời, người dân hát ru để đưa trẻ con chìm vào giấc ngủ như một lẽ tự nhiên của đất trời, của tình yêu thương không điều kiện dành cho trẻ thơ. Còn với đứa bé, có lẽ không gì êm đềm, dịu dàng hơn thanh âm du dương được cất lên từ tình yêu, niềm âu yếm của cha, mẹ, ông bà, chắt chiu qua những câu ca, điệu hò thân thương của xứ sở.
Cù Lao Chàm - trước đây có nhiều tên gọi: Ciam pullo, Pulociampello, Tiêm Bích La, Chiêm Bất Lao… là một địa chỉ nổi tiếng trong quá trình giao thương buôn bán của các nước trên Biển Đông và được ghi chép lại qua các tư liệu lịch sử của các học giả trong và ngoài nước. Nhân hội thảo “Cù Lao Chàm: Đa dạng tài nguyên thiên nhiên – văn hóa và phát triển bền vững” tổ chức vào ngày 6/9 tới, xin giới thiệu một số thông tin về Cù Lao Chàm qua một số tư liệu.
Thời kỳ các chúa Nguyễn “cát cứ” ở Đàng Trong là thời kỳ phát triển “vàng son” của thương cảng Hội An. Thông qua nhiều tư liệu thành văn cũng như qua các kết quả khảo cổ học tại Khu phố cổ nói riêng, Hội An nói chung, có thể hình dung được rằng: dưới thời các chúa Nguyễn ở trung tâm Hội An có hai khu phố chính, nơi diễn ra buôn bán sầm uất, tấp nập hàng hóa đó là khu phố của người Nhật và khu phố của người Hoa (phố Khách). Vấn đề này càng được khẳng định hơn thông qua ghi chép của giáo sĩ C.Borri như sau: “Chúa Đàng Trong xưa kia người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố... Thành phố này gọi là Faifo, một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và có lối sống theo tập tục riêng...”.
Vào cuối thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã thiết lập quyền lực chính trị của mình ở Đàng Trong. Trước sức ép của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và để tạo chỗ đứng của mình ở phía Nam đòi hỏi các chúa Nguyễn phải xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự lớn mạnh. Từ sự kế thừa truyền thống hướng biển của cư dân Chăm Pa cùng với tư duy, tầm nhìn mới, ngay từ rất sớm các chúa Nguyễn đã chủ trương đẩy mạnh thương mại hàng hải, chủ động mở cửa giao thương và phát triển một số cảng thị thành thương cảng quốc tế ở khu vực duyên hải miền Trung nước ta, trong đó thương cảng quốc tế Hội An là một điển hình tiêu biểu. Việc khuyến khích thương mại biển và mở rộng các mối quan hệ bang giao với nhiều nước đã tạo tiền đề và động lực thu hút các thương nhân nước ngoài (người Hoa, người Nhật, người Ấn Độ và phương Tây) đến Đàng Trong, đặc biệt là thương cảng Hội An để giao lưu, buôn bán. Tùy vào lợi ích mà các thương nhân này mang lại mà các chúa Nguyễn đã có những chính sách khác nhau, trong đó giới thương nhân Nhật Bản được ưu ái hơn cả bởi những lợi ích mà họ mang lại phù hợp với nhu cầu của chính quyền Đàng Trong trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Miếu Bà hiện tọa lạc tại số 56B đường Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc khối Hoài Phô, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An. Trong thời kỳ phong kiến, khu vực này thuộc phổ Xuân Thành, ấp Tu Lễ, làng Cẩm Phô, tổng Phú Triêm Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
Thương nhau chưa đặng mấy ngày
Đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi
(QNO) - Trong bối cảnh tiếp xúc văn hóa và văn minh Pháp - Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hệ giá trị chuẩn mực lối sống, ứng xử, đạo đức luân lý truyền thống Việt Nam bị tác động ảnh hưởng rất lớn, nhất là trong vấn đề công - dung - ngôn - hạnh với vai trò “Nội tướng”, nguồn năng lượng đảm bảo hạnh phúc gia đình của người phụ nữ. Chính sự phân công theo giới và lứa tuổi đã mang lại cho bà nội, bà mẹ một vai trò và sứ mệnh độc đáo, lo việc “tề gia nội trợ” luôn cần đến đức tính thủy chung, cần cù chịu khó, khéo tay của phẩm chất “nữ công gia chánh”, trong khi người đàn ông “làm quan” bên ngoài xã hội.
Lâu nay, khi nghiên cứu về Đô thị - thương cảng Faifo - Hội An nhiều ý kiến cho rằng thương nhân Trung Hoa là những khách hàng chính tạo nên sự hưng thịnh một thời của thương cảng này. Nhận định này có thể đúng khi nhìn toàn quá trình và toàn cục nhưng xét vào những thời điểm nhất định, cụ thể là vào giai đoạn khởi phát của thương cảng Faifo - Hội An vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII thì có một số vấn đề cần phải làm rõ, trong đó có vấn đề về vai trò của người Nhật trong việc kích hoạt hoạt động mậu dịch nơi đây.
Năm 2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với gia đình Nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên tập hợp, biên soạn và xuất bản sách Di cảo Châu Ái Nguyễn Bội Liên. Tập sách giới thiệu hơn 110 bài khảo cứu về lịch sử văn hóa Hội An và các sáng ta văn học. Nhân hội thảo khoa học quốc tế về Giao lưu văn hóa tại các thương cảng quốc tế thời Trung đại ở Việt Nam và Đông Nam Á, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xin giới thiệu 1 phần bài viết “Hội An chừng 1 thế kỷ trước đây” của Nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên viết năm 1986, được in trong tập sách để chúng ta cùng hồi tưởng, tìm hiểu Thương cảng Hội An vào đầu thế kỷ 20.
Khi đến Đông Dương để đặt ách cai trị, nhiều người Pháp đã đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam và mang theo nền văn hóa kiến trúc đến đây. Kể từ đó, người Pháp bắt đầu xây dựng nhiều công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp như biệt thự, trường học, công sở… để phục vụ cho nhu cầu của chính họ và các công chức làm việc cho Pháp. Tuy nhiên, họ không bê nguyên si, áp đặt hình thức kiến trúc ở quê nhà sang mà đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan và vật liệu xây dựng ở từng địa phương cũng như truyền thống văn hoá bản địa. Những hình thức và chi tiết kiến trúc cùng các họa tiết trang trí truyền thống bản địa được sử dụng kết hợp với phong cách kiến trúc Pháp tạo nên những công trình kiến trúc đẹp, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao, nhiều công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Miếu Cửa Suối hiện tọa lạc tại thôn Trảng Suối, xã Cẩm Hà – vùng đất vốn thuộc địa phận của làng Thanh Hà xưa, một trong những làng/xã được hình thành khá sớm ở Hội An. Theo địa bạ năm Gia Long 17 (1818), làng Thanh Hà lúc bấy giờ thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng lúc bấy giờ đã phát triển, tổ chức thành 13 ấp, trong đó có ấp Cửa Suối. Trải qua quá trình thay đổi tên gọi, địa giới hành chính, các ấp của làng Thanh Hà đã có sự thay đổi, trong đó có Cửa Suối. Cho đến nay, với việc sát nhập thôn Trảng Kèo và thôn Cửa Suối thành thôn Trảng Suối, địa danh Cửa Suối không còn là địa danh hành chính. Ngoài những gì có thể đọng lại trong ký ức dân gian thì sự tồn tại của ngôi miếu mang tên địa danh Cửa Suối có ý nghĩa lớn cho việc bảo tồn địa danh này.
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn là một trong những nếp sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tại Hội An, tín ngưỡng này thấm sâu vào trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân không chỉ đối với người Việt mà còn đối với cả người làng Minh Hương, người Hoa. Trong lịch sử, bên cạnh những Nghĩa Trủng, Vạn Thiện Đồng Quy để chôn cất, quy tập hài cốt người quá cố không rõ nhân thân, cộng đồng cư dân Việt, Minh Hương, Hoa ở Hội An còn xây dựng những công trình kiến trúc để thờ cúng anh linh, âm hồn được gọi là miếu Âm Linh/Cô Hồn, lăng Nghĩa Trủng, Nghĩa Từ, Thanh Minh Từ, Thanh Minh Đình… Dù trải qua thiên tai, chiến tranh nhưng không ít những công trình này được cộng đồng cư dân gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay đã góp phần tạo nên những giá trị của di sản văn hóa Hội An. Nội dung dưới đây là những thông tin về di tích Nghĩa Từ, tên gọi khác là miếu Âm Hồn, tọa lạc tại số 76/9A Trần Phú, khối An Định, phường Minh An, thuộc khu vực bảo vệ I khu phố cổ Hội An.
Hội An nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, mỗi năm lại hứng chịu nhiều đợt gió phơn Tây Nam khô khốc nên khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường hay phát sinh những bệnh thời khí, cảm mạo. Vì vậy,từ xưa cư dân nơi đây đã tích lũy nhiều kinh nghiệm để phòng và trị bệnh ngay từ lúc mới sơ khởi. Những hiểu biết ấy được hình thành qua một quá trình lâu dài sinh sống, khai thác, sử dụng các sản vậtsẵn có của địa phương; từ nền tảng kinh nghiệm của tiền nhân với những bài thuốc, vị thuốc hiệu nghiệm mà họ mang theo trong hành trình nam tiến mở mang bờ cõi. Đó còn là sự kết tụ, học hỏi từ các nền y học nổi tiếng thế giới trong quá trình giao lưu, thương mại ngay trên mảnh đất lành mà họ neo trụ lại.Vì thế cho nên Hội An không chỉ có nhiều hiệu thuốc nổi tiếng một thời như: Nam Xương Đường, Thuận An Đường, Duy Ích, Chấn Long Hiệu, Huệ Dân, Hòa Xuân, Quân Thắng, Minh Đức Đường… mà trong việc tổ chức đời sống thường ngày, người dân nơi đây cũng lưu giữ nhiều bài thuốc để tự chữa lành một số bệnh thường gặp, rất nhiều trong số đó là món ăn, thức uống trong bữa cơm gia đình.
Không chỉ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách thập phương với cảnh sắc nên thơ, hữu tình, Hội An còn đánh thức giác quan con người bằng những đặc sản ẩm thực độc đáo. Khứu giác bị kích thích với những mùi hương không trộn lẫn. Vị giác được phiêu lưu qua nhiều cung bậc chua, cay, đắng, béo, mặn, ngọt... Thị giác được thưởng thức một buổi trình diễn đầy sắc màu của rau xanh, mì vàng, hành tím, gấc đỏ, tôm hồng… Thính giác tận hưởng tiếng đập giòn tan của bánh tráng, tiếng vỡ giòn của đậu phụng rang, tiếng lộp xộp của rau sống, tiếng chan húp xì xụp, tiếng hít hà vị cay, vị đắng. Và hiếm nơi đâu, thưởng thức ẩm thực còn vận dụng đến cả xúc giác như các món xé, lột, cuốn, chấm như ở Hoài phố.
Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ và lâu dài giữa cư dân Đại Việt, chủ yếu là cư dân vùng Thanh - Nghệ đến sinh sống ở vùng đất phương Nam với cư dân Chăm-Hoa-Nhật-Phương Tây ở đô thị - thương cảng Hội An trong nhiều thế kỷ đã dần kết tinh trong các truyền thống văn hóa vật thể, phi vật thể ở vùng đất này, mà trong đó các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo có vai trò khá quan trọng. Nội dung dưới đây của bài viết là những thông tin ban đầu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với các di tích văn hóa tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Hội An qua những cứ liệu điền dã với mong muốn góp phần tìm hiểu những nét đặc trưng của văn hóa địa phương.