NGUY CƠ XUỐNG CẤP CỦA DI TÍCH DO MỐI PHÁ HẠI Ở PHỐ CỔ HỘI AN

Thứ năm - 12/07/2012 03:49

NGUY CƠ XUỐNG CẤP CỦA DI TÍCH DO MỐI PHÁ HẠI Ở PHỐ CỔ HỘI AN

Do đặc trưng của khu phố cổ Hội An, với kết cấu kiến trúc của di tích hầu hết được làm bằng gỗ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của mối và chúng ta có thể nói rằng khu phố cổ Hội An là kho dự trữ thức ăn rất lớn của một thành phố mối trong lòng khu phố cổ.
NGUY CƠ XUỐNG CẤP CỦA DI TÍCH DO MỐI PHÁ HẠI  Ở PHỐ CỔ HỘI AN


     Do đặc trưng của khu phố cổ Hội An, với kết cấu kiến trúc của di tích hầu hết được làm bằng gỗ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của mối và chúng ta có thể nói rằng khu phố cổ Hội An là kho dự trữ thức ăn rất lớn của một thành phố mối trong lòng khu phố cổ. Một nguy cơ thầm lặng, luôn luôn tiềm ẩn, rình rập đến sự an toàn của di tích, có thể làm chúng xuống cấp, sụp đổ. Mối có thể phá hại các cấu kiện gỗ bất kỳ nơi nào mà chúng xâm nhập, có thể từ cột, kèo, đòn tay, rui mái… Có ngư­ời cho rằng mối không nguy hiểm cho sự xuống cấp của di tích và chúng không thể nào làm sụp đổ một di tích to lớn như­ vậy… Thật sự những suy nghĩ này không chính xác bởi vì chúng ta hãy thử nhìn kỹ bên trong một di tích hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ thì chúng ta sẽ thấy đ­ược tác nhân chủ yếu làm cho di tích xuống cấp là gì? Và có phải với những chú mối nhỏ như vậy có thể làm cho một di tích to lớn phải sụp đổ hay không? và nếu chúng ta nói rằng, nguyên nhân xuống cấp của di tích là do các cấu kiện gỗ tồn tại quá lâu thì chư­a hẳn như­ vậy, bởi vì hiện tại có một số ngôi nhà bằng gỗ tồn tại khá lâu nh­ưng vẫn không bị xuống cấp nếu không có mối phá hại.


    Qua khảo sát một di tích đặc trư­ng trong khu phố cổ bị xuống cấp, chúng tôi nhận thấy sự xuống cấp của nó chủ yếu do mối phá hại. Đầu tiên mối có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của di tích như cột, kèo, rui, đòn tay… liền sau đó chúng sẽ tấn công và phá hại dần các cấu kiện gỗ khác trong di tích. Dần dần chúng sẽ phá hại từ nếp nhà trư­ớc sang nếp nhà sau (hoặc ngược lại) và sau một năm chúng ta sẽ thấy mối có mặt và phá hại hầu hết các cấu kiện gỗ trong nhà. Mặt khác khi mối phá hại một trong các cấu kiện chịu lực chính nh­ư cột, trính, kèo…thì chúng sẽ làm cho các cấu kiện đó mất khả năng chịu lực và có thể gây sụp đổ tại vị trí đó đồng thời kéo theo toàn bộ các cấu kiện khác trong di tích phải xuống cấp theo.
    Giảm thiểu nguy cơ xuống cấp của di tích do mối phá hại, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa và một cách đúng mức về sự phá hại của mối. Cần đưa vấn đề mối lên hàng đầu trong công tác quản lý bảo tồn di tích trong khu phố cổ. Chúng ta phải nghĩ rằng một cấu kiện gỗ chạm khắc trong di tích bị mối phá hại sẽ làm giảm đi giá trị kiến trúc của nó. Chính vì vậy mà bên cạnh việc tu bổ tôn tạo di tích cần phải quan tâm hơn nữa công tác bảo quản, bảo tồn cho di tích và cần gìn giữ mọi giá trị của di tích, không nên làm trẻ hóa di tích bằng công tác tu bổ, bởi hằng năm chúng ta đưa vào di tích một khối lượng gỗ lớn để thay thế đi các giá trị tiềm ẩn trong các cấu kiện gỗ cũ. Nếu chúng ta thường xuyên có biện pháp phòng chống mối thì sẽ hạn chế được công tác tu bổ, giữ được giá trị, nét cổ kính của di tích.
Hằng năm, ở phố cổ Hội An có hàng chục di tích được tu bổ, tôn tạo nhưng hầu hết đều không áp dụng biện pháp phòng mối trong công tác tu bổ. Công tác phòng mối là một trong những công tác rất quan trọng trong quá trình tu bổ di tích. Chúng ta thực hiện phòng mối trong quá trình tu bổ chính là chúng ta đã tạo một vách ngăn vững chắc trong một thời gian dài cho di tích sau khi được tu bổ bởi sự phá hại của mối. Qua điều tra, khảo sát các di tích trong khu phố cổ đã tu bổ nhưng không sử dụng biện pháp phòng mối thì hầu hết bị mối phá hại lại chỉ sau một năm, thậm chí sau khi tu bổ chưa đầy một năm đã bị mối phá hại. Nguyên nhân chính là do hiện trạng bên trong di tích khi chưa tu bổ đã có mối phá hại nên sau khi tu bổ chúng tiếp tục phá hại di tích.
     Với nguy cơ tồn tại hằng ngày làm xuống cấp các di tích một cách nghiêm trọng như hiện nay, thì Hội An cần quan tâm đến công tác phòng chống mối cho di tích. Bên cạnh việc tu bổ tôn tạo cần phải lồng ghép công tác phòng chống mối cho di tích. Đối với tất cả các di tích khi tu bổ cần phải quan tâm công tác phòng mối trong quá trình tu bổ đồng thời cần thành lập một đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực chống mối nhằm bảo tồn cho di tích tránh nguy cơ xuống cấp gây sụp đổ do mối.

Tác giả: Nguyễn Đình Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây