Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .
Trong nhiều tư liệu thư tịch cổ khác cũng mô tả ở Cù Lao Chàm có nghề đánh bắt thuỷ hải nhưng không nói rõ cụ thể là nghề gì. Qua khảo sát, cho thấy ở Cù Lao Chàm có nghề lưới rùng (
trước năm 1968 có ông Đẹp, ông Cần, ông Ri, ông Trần Tân đánh lưới rùng, riêng nghề lưới rùng đã xác định ít nhất có ba đời đánh bắt), lưới quát, nghề câu tay (
câu khấu), nghề lưới bén…. là các nghề đánh bắt thủy hải sản lâu đời, bản địa của Cù Lao Chàm.
Xem tiếp
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền