trao đổi chuyên ngành

Nghề câu ở Cù Lao Chàm

 05:02 19/09/2017

Cù Lao Chàm với vị thế là vùng đảo, cùng với nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp, lâm nghiệp thì ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.

Nghề lưới ở Cù Lao Chàm

 04:58 19/09/2017

Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .

Nghề mành ở Cù Lao Chàm

 04:53 19/09/2017

Theo những hộ làm nghề mành hiện nay cho biết, nghề mành đã có từ lâu ở Cù Lao Chàm nhưng không biết chính xác thời gian ra đời của nghề mành. Có ý kiến cho rằng, truyền thống của nghề mành là của ngư dân Kim Bồng, xã Cẩm Kim, sau này Cù Lao Chàm mới phát triển nghề này. Hiện ở Hòn Dài còn một lăng thờ do dân Kim Bồng làm nghề mành ở vùng biển Cù Lao Chàm xây dựng để thờ.
Đa số quê gốc của những hộ làm mành hiện nay ở trong đất liền, cha mẹ của họ đã ra Cù Lao Chàm sinh sống vào khoảng từ năm 1960.

Nghề làm bánh ít, bánh su sê

 04:36 19/09/2017

Hiện tại, qua khảo sát vẫn chưa xác định được nghề làm bánh ít, bánh su sê ở Cù Lao Chàm có nguồn gốc từ đâu, ra đời vào thời gian nào và có trước hoặc sau so với ở trong đất liền. Đồng thời, đến nay, do nguồn tư liệu thư tịch liên quan đến nghề làm bánh ít ở Cù Lao Chàm rất hiếm nên rất khó để xác định nguồn gốc ra đời của nghề này.

Danh thắng Cù Lao Chàm

Danh thắng Cù Lao Chàm

 23:03 02/09/2013

Cù Lao Chàm nổi tiếng với nhiều tên gọi khác trong lịch sử: Sanfu - Fùlaw, Pulociam, Pulaocham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La - là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km, gồm 8 hòn đảo: Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ và Hòn Khô Con. Nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ và hệ động vật, thực vật rất phong phú, đặc biệt có nguồn tài nguyên cực kỳ quý giá đó là yến sào. Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là một trong những nơi có dải san hô quý của Việt Nam và khu vực.

Di tích Khảo cổ học Bãi Làng

Di tích Khảo cổ học Bãi Làng

 21:39 27/08/2013

Qua thư tịch cổ, Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp trong thời kỳ Champa, Đại Việt được miêu tả là nơi dừng chân của các thương thuyền trên con đường hàng hải quốc tế để các thương nhân lấy nước ngọt, lương thực, tránh bão. Đồng thời Cù Lao Chàm là cửa ngõ giao thương của Lâm ấp phố thời Champa, phố cảng Hội An thời Đại Việt. Qua nhiều đợt khảo sát, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số dấu tích cư trú của cư dân Champa trước đây như dấu tích đá xếp ngăn dòng suối lấy nước, giếng nước có cấu trúc giống giếng Chăm...

Di tích khảo cổ học Bãi Ông

Di tích khảo cổ học Bãi Ông

 21:56 22/08/2013

Di tích khảo cổ học Bãi Ông được phát hiện và đào thám sát vào tháng 5/1999, khai quật vào tháng 6/2000. Địa điểm thám sát và khai quật nằm tại cồn cát sát chân núi, ở giữa hai khe nước bắt nguồn từ núi chảy ra biển, thuộc thôn Bãi Ông - Hòn Lao - Cù Lao Chàm - Hội An, cách Lăng Cô Hồn và Nghĩa Trũng khoảng 200m về phía Đông Bắc, cách di chỉ Bãi Làng chừng 1,5km về hướng Tây Bắc.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây