04:58 19/09/2017
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .
21:39 27/08/2013
Qua thư tịch cổ, Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp trong thời kỳ Champa, Đại Việt được miêu tả là nơi dừng chân của các thương thuyền trên con đường hàng hải quốc tế để các thương nhân lấy nước ngọt, lương thực, tránh bão. Đồng thời Cù Lao Chàm là cửa ngõ giao thương của Lâm ấp phố thời Champa, phố cảng Hội An thời Đại Việt. Qua nhiều đợt khảo sát, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số dấu tích cư trú của cư dân Champa trước đây như dấu tích đá xếp ngăn dòng suối lấy nước, giếng nước có cấu trúc giống giếng Chăm...