03:18 01/12/2023
Cẩm Kim là một trong những xã/phường của thành phố Hội An có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Làng Kim Bồng được khai lập vào khoảng thế kỷ 16 bởi những bậc tiền hiền của bốn tộc họ tiên khởi là Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn.
22:21 07/05/2023
Trong lịch sử, Thanh Hà là một làng xã có diện tích rộng lớn, cư dân đông của Hội An. Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, Nguyễn Tấn (hầu hết là nông dân, thợ thủ công làm gốm, gạch ngói…) từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập làng Thanh Hà, dần dần mở rộng khai phá đất đai, hình thành nên đời sống văn hóa làng xã tại đây. Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), Thanh Hà có 13 ấp gồm An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Ốc, Bàu Súng, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Hậu Xá, Cồn Động.
21:47 23/04/2023
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
22:33 12/03/2023
Quá trình chung sống, tương tác lâu dài với biển đảo của các lớp cư dân Hội An đã cho ra đời tại địa phương một ngành kinh tế mới là nghề biển, với nhiều cách thức khác nhau từ khai thác, đánh bắt đến gia công, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, buôn bán…
21:14 15/01/2023
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
23:07 15/08/2021
Cư dân làm nghề biển ở các bãi ngang, bãi dọc tại Cẩm An, Cửa Đại, ở Cù Lao Chàm cũng có các hình thức hát xướng dân gian phổ biến như ở nhiều địa phương như hát hò khoan đối đáp, hô hát bài chòi, hát ru, hát lý, hò chèo thuyền, hò ba lý… Các hình thức diễn xướng, hát hò này cũng tương tự như ở các nơi thuộc khu vực phố thị, nông thôn, có khác chăng là ở nội dung lời hát phản ảnh những vấn đề liên quan đến các địa phương và cộng đồng dân cư làm nghề biển. Tuy nhiên một loại hình diễn xướng chỉ có ở các cộng đồng dân cư làm nghề biển đó là hát bả trạo.
03:57 23/07/2021
Ẩm thực Hội An rất phong phú, đặc trưng, tuy nhiên trải qua thời gian, có một số món ăn gần như đã dần mất hẳn trong dân gian. Chẳng hạn như món bánh muỗng, một món ăn nghe tên gọi rất xa lạ với nhiều người, nhất là đối với cộng đồng cư dân sống ở vùng ngoại thị, vì đây là món ăn chỉ có ở khu vực nội thị Hội An trước đây.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
03:17 05/07/2021
Trong hành trình “mở cõi” của cư dân Đại Việt từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI đến vùng đất mới phía Nam - như một quy luật tất yếu - đã diễn ra quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa giữa một bên là cư dân bản địa người Chăm, một bên là những lưu dân người Việt thể hiện trên nhiều phương diện của đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.
23:00 23/03/2021
Trong tâm niệm tín ngưỡng dân gian của cư dân Hội An, trên phạm vi sinh sống của mỗi làng/xã đều có các âm linh phiêu dạt, trong đó có thể là những trường hợp không có con cháu, người thân thờ tự, linh hồn vất vưởng, vô định, bên cạnh đó thường có những ngôi mộ theo thời gian bị “xiêu mồ lạc nấm”, không xác định được danh tính, hoặc không có thân nhân chăm nom, hương khói.
23:27 21/03/2021
Kim Bồng (Cẩm Kim ngày nay) là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối khá giả, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được dân cư trong xóm ấp đầu tư xây dựng như: nhà thờ Tứ tộc, đình Năm Căn, chùa Hội Nguyên… Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc dân dụng có giá trị cũng được dựng nên. Dưới tác động của điều kiện khí hậu, mưa gió bão lụt trong thời gian dài, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên một số công trình kiến trúc này đã bị hư hại hoàn toàn.
04:45 02/02/2021
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.