05:07 16/10/2023
Thúng chai là một từ địa phương được dùng phổ biến ở Hội An nói riêng và từ miền Trung trở vào Nam nói chung để chỉ một loại phương tiện đi lại, đánh bắt thuỷ hải sản trên sông biển. Cho đến nay chưa có tư liệu nào cho biết thúng chai ra đời vào thời điểm nào, quê hương của nó ở đâu. Tuy nhiên qua một số truyền thuyết, tư liệu sưu tầm được có thể nhận định ban đầu về nguồn gốc của phương tiện này.
23:11 18/07/2023
Những ngày tháng 7 năm 2023, trong không khí chung của cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức nhiều đợt sưu tầm, nghiên cứu để tiếp tục bổ sung hiện vật phục vụ các hạng mục trưng bày tại di tích nhà lao Hội An, chúng tôi đã có những buổi trò chuyện để ghi lại tư liệu ký ức về một thời đấu tranh hào hùng, anh dũng với nữ cựu tù yêu nước, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Hóa ở ngay tại nơi bà và các đồng chí, đồng đội từng hoạt động, từng bị giam cầm, tra tấn.
03:52 15/02/2023
Trong lịch sử, Quảng Nam từng là trung tâm kinh tế lớn của khu vực với thương cảng Hội An là cửa ngõ xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá lớn bậc nhất của xứ Đàng Trong. Theo nhiều nguồn tư liệu, vào thời kỳ phát triển phồn thịnh, nhiều mặt hàng đã được đưa đến Hội An để tiêu thụ, buôn bán, trong đó có nhiều loại danh trà nổi tiếng được đưa từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…
03:59 07/11/2022
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.
03:07 23/11/2021
Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
22:57 07/11/2021
Làng Phước Trạch xưa thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có tư liệu xác định chính xác quá trình thành lập làng Phước Trạch.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:25 13/06/2021
Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.
20:37 03/02/2021
Cẩm Phô là một trong những làng/xã được hình thành từ khá sớm ở Hội An. Qua một số tư liệu cho biết làng Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI và không ngừng phát triển về quy mô diện tích qua từng giai đoạn.