trao đổi chuyên ngành

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

 23:37 06/08/2023

Thanh Hà xưa (bao gồm cả xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay), là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống khá rộng lớn, phía Nam là sông Hội An (thuộc hạ lưu sông Thu Bồn); phía Tây giáp với phường Điện Nam, Điện Dương thuộc thị xã Điện Bàn; phía Đông giáp với phường Cẩm Phô, Cẩm Châu; phía Bắc - Đông Bắc giáp với phường Cẩm An bởi con sông Cổ Cò - Để Võng và có một xóm/ấp Cồn Động (thuộc Thanh Hà xưa) nằm trên đất Cẩm An hiện nay. Và đặc biệt có con đường tỉnh lộ 607 và 608 đi qua Thanh Hà xuống Faifo - Hội An.

Kiến trúc Pháp ở Hội An

Kiến trúc Pháp ở Hội An

 22:06 14/05/2023

Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.

Chính sách cứu nạn, cứu hộ  trên biển ở Hội An giai đoạn đầu triều Nguyễn

Chính sách cứu nạn, cứu hộ trên biển ở Hội An giai đoạn đầu triều Nguyễn

 04:46 28/04/2023

Biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Dưới triều Nguyễn, biển đảo được đặc biệt quan tâm, chú trọng, thể hiện qua việc tổ chức quân đội tuần tra, kiểm soát, bảo vệ hải giới, cũng như các hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi từ biển đảo.

Một số thông tin về Hội An, Quảng Nam trong tác phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí

Một số thông tin về Hội An, Quảng Nam trong tác phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí

 04:04 19/12/2022

Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt đầu tổ chức, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt vua Gia Long cho biên soạn bộ địa chí của vương triều và giao Thượng thư bộ Binh Lê Quang Định thực hiện và hoàn thành vào năm 1806 với tên gọi là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

 21:25 13/06/2021

Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

 21:28 11/04/2021

Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương IX về trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An tại điều 31, 32, 33, 34.

Hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

Hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

 21:57 28/03/2021

Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương VI về hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An tại điều 16, 17, 18.

DSCN2093

Bánh thuẫn ở Hội An

 21:30 22/03/2021

Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau đón năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Đây là một trong lễ hội quan trọng nhất của người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm ấm no đầy đủ, gia đình hạnh phúc ấm êm,… Ở mỗi gia đình, bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ tổ tiên ông bà, dọn dẹp nhà cửa.., việc chuẩn bị các món ẩm thực trong những ngày tết cũng quan trọng không kém, đây cũng là dịp những món ẩm thực đặc trưng ngày tết xuất hiện trong mâm cơm cúng hay bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, đó là một tập tục truyền thống không thể thiếu của người Việt. Trước đây mỗi món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, bánh mứt các loại,… dường như chỉ dành cho ngày Tết, các ngày khác trong năm hầu như không có hoặc chỉ có trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp. Mỗi vùng miền sẽ có những nét ẩm thực ngày Tết riêng. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải có dưa hành, bánh chưng, bánh tét, thịt heo,…

28 Khu mo Thu phi vua Quang Trung

250 năm Phong trào Tây Sơn (1771 - 2021) nhìn từ Hội An

 22:07 26/01/2021

Phong trào Tây Sơn và những sự kiện lịch sử liên quan đến phong trào này đã truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà. Mặc dầu chỉ tồn tại trong vòng 30 năm (1771 - 1801) nhưng do tính chất đặc biệt, khác thường của cuộc nổi dậy, do sự khan hiếm của các nguồn sử liệu liên quan cũng như do những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp và quan điểm chính trị đã làm tốn biết bao giấy mực của giới chuyên môn trong nước và quốc tế. Tuy vậy cho đến nay các lời giải đáp về những khía cạnh khác nhau liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn chưa làm thỏa mãn sự mong muốn của đông đảo công chúng.

Rừng dừa Bảy Mẫu qua ca dao, dân ca ở Hội An

Rừng dừa Bảy Mẫu qua ca dao, dân ca ở Hội An

 20:12 16/02/2020

“Đứng lên cầm súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua Ngụy nhào”

Hai câu ca dao trên phản ánh tinh thần, khí thế về vùng đất anh hùng, quê hương “đồng khởi” bằng cây súng bẹ dừa, đó chính là vùng đất Cẩm Thanh - Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh Nhứt, Thanh Tam, Vạn Lăng địa phận xã Cẩm Thanh. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu nhiều chiến công vẻ vang của quân và dân Hội An, Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người con Cẩm Thanh, đặc biệt đối với những ai đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến. Cũng từ đây là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật mà tác giả là những chiến sĩ cách mạng, là những người dân quê sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng năm xưa. Trong đó có những bài ca dao, dân ca đi cùng năm tháng. Những bài ca dao, dân ca ấy, như để ghi nhớ lại những sự kiện lịch sử năm nào ở tại nơi “Rừng dừa” mà những ai đã từng trải.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây