Cẩm Kim là địa phương nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, được bao bọc bởi những nhánh sông, địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng thấp nên vào mùa mưa bão thường ngập lụt. Chính vì vậy, việc ứng phó với thiên tai được chính quyền và nhân dân địa phương đặc biệt chú trọng, quan tâm. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự ứng phó của nhân dân vẫn là quan trọng nhất.
Cùng với quá trình hình thành cộng đồng dân cư, những nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn liền với vùng đất sông nước Kim Bồng - Cẩm Kim cũng từng bước được các thế hệ cư dân sáng tạo, bồi đắp thêm phong phú, để lại cho hôm nay di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng. Với địa hình cồn bãi nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cận biển nên từ lâu nghề nông và nghề đánh bắt thủy hải sản sông, biển là những nghề chủ yếu của Kim Bồng - Cẩm Kim. Vì vậy, những lễ lệ, lễ hội liên quan đến các nghề này là một trong những đặc trưng của vùng đất Cẩm Kim. Gắn liền với nghề đánh bắt thủy hải sản trên môi trường sông, biển có rất nhiều lễ lệ, lễ hội được bảo tồn đến hôm nay, trong đó lễ cúng bến sông là một trong những lễ lệ quan trọng.
Từ lâu nay, khi nói đến Kim Bồng - Cẩm Kim người ta thường nhắc đến một nghề nổi tiếng ở đây là nghề mộc. Tuy nhiên, Kim Bồng ngày xưa còn có nhiều ngành nghề thủ công khác cũng đã có một thời gian thịnh đạt như nghề làm guốc, ươm tơ dệt lụa, nghề nhuộm chàm, nghề đan, dệt chiếu… góp phần cung cấp nhiều sản phẩm thủ công cho đô thị Hội An và các vùng lân cận, tạo nên sự phong phú của văn hóa ngành nghề truyền thống ở Hội An. Một nghề hiện nay không còn làm ở Cẩm Kim, nhưng trước đây đã là một nghề thịnh đạt cho ra một sản phẩm thiết yếu của đời sống người dân đó là nghề làm guốc.
Trong di sản văn hóa phi vật thể ở Cẩm Kim, địa danh giữ vai trò không kém phần quan trọng, bởi lẽ địa danh hàm chứa và phản ánh một cách sinh động về vùng đất và con người Cẩm Kim, đặc biệt là những giá trị về lịch sử - văn hóa và địa mạo - cảnh quan.
Từ nhiều ngàn năm trước, Cù Lao Chàm là cụm đảo thuộc lãnh hải, lãnh thổ của vương quốc Champa và sau đó là của Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam với nhiều tên gọi Ciam pullo, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La… nơi đây từng là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên các chuyến hải trình thuộc các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển. Vị thế địa lịch sử-văn hóa của Cù Lao Chàm đã được nhắc đến qua nhiều tư liệu lịch sử của Việt Nam và các tư liệu nước ngoài. Qua những tư liệu này, chúng ta nhận thấy được vị trí tiền tiêu, cột mốc cũng như thấy được đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội của con người ở Cù Lao Chàm được các học giả miêu tả một cách sinh động, chi tiết.
1. Trong cuốn Hành trình ở Đàng Trong (Voyage à la Cochinchine) của John Barrow có công bố một bảng từ Việt ghi lại ở Turan vào cuối thế kỷ XVIII (năm 1972). Cuốn sách này đã được Malte - Brun dịch và chú giải bằng tiếng Pháp, công bố năm 1807. Bảng từ không đến một trăm từ, nhưng cũng cho chúng ta hình dung được tình hình sử dụng tiếng Việt lai tạp như thế ở Hội An - Đà Nẵng. Và trong thứ ngôn ngữ lai đó vẫn có thể nghe được âm thanh của tiếng Việt thời bấy giờ. Dưới đây là bảng từ:
1. Hướng về vùng đất phương Nam
Trong tiến trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thế kỷ XVI-XVIII được coi là thời kỳ diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù còn có những ý kiến khác biệt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sau gần nửa thế kỷ giao tranh giữa các thế lực Trịnh - Nguyễn (1627-1672), một thế cuộc phân cát Đàng Ngoài (Tonkin) - Đàng Trong (Cochinchina) đã được xác lập . Lấy sông Gianh làm giới tuyến, tình trạng phân cát hai miền kéo dài đến tháng 8-1786 (214 năm), tức là đến khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà, làm chủ Thăng Long, trung tâm chính trị của chính quyền Lê - Trịnh. Cũng có một số nhà nghiên cứu lấy mốc năm 1558, tức là khi Nguyễn Hoàng (1524-1613) được Trịnh Kiểm (? -1570) cử vào Thuận Hoá làm Trấn thủ làm mốc khởi đầu cho quá trình phân chia quyền lực. Như vậy, thế cuộc đối đầu Trịnh - Nguyễn đã kéo dài suốt 228 năm trong lịch sử Việt Nam .
1. Nhận thức và quan điểm nghiên cứu
Với quan niệm coi Đông Á là sự hợp thành bởi hai thế giới Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trong lịch sử giữa hai khu vực, mà theo quan điểm của các nhà Khu vực học (Area studies) còn có thể gọi là hai tiểu vùng (sub-region) đã sớm có quan hệ trao đổi văn hóa và phát triển giao thương. Các nhà nghiên cứu văn hóa thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến những mục tiêu, hệ quả hay thành tựu tiếp giao giữa các nền văn hóa và coi đó là nhân tố hằng xuyên, mục tiêu cơ bản trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Trong ý nghĩa đó, sự nối kết, giao lưu giữa các nền văn hóa luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mỗi nền văn hóa cũng như của chung toàn thể khu vực. Điều đó đúng và chúng ta cũng luôn quan niệm như vậy.
1. Nhận thức và quan điểm nghiên cứu
Với quan niệm coi Đông Á là sự hợp thành bởi hai thế giới Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trong lịch sử giữa hai khu vực, mà theo quan điểm của các nhà Khu vực học (Area studies) còn có thể gọi là hai tiểu vùng (sub-region) đã sớm có quan hệ trao đổi văn hóa và phát triển giao thương. Các nhà nghiên cứu văn hóa thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến những mục tiêu, hệ quả hay thành tựu tiếp giao giữa các nền văn hóa và coi đó là nhân tố hằng xuyên, mục tiêu cơ bản trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Trong ý nghĩa đó, sự nối kết, giao lưu giữa các nền văn hóa luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mỗi nền văn hóa cũng như của chung toàn thể khu vực. Điều đó đúng và chúng ta cũng luôn quan niệm như vậy.
Trong lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVI-XVIII được coi là thời kỳ diễn ra nhiều biến chuyển sâu sắc. Sau 7 lần (1627-1672) giao tranh nhưng bất phân thắng bại, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã lấy sông Gianh làm giới tuyến . Từ đó hình thành thế cục chính trị Đàng Ngoài (Tonkin) - Đàng Trong (Cochinchina) kéo dài hơn 2 thế kỷ. Trước đây, một số nhà nghiên cứu thường cho rằng, sau thời kỳ phát triển huy hoàng của triều đại Lê sơ (1428-1527), chế độ quân chủ Việt Nam bắt đầu lâm vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Nhưng, trên cơ sở khai thác những nguồn tư liệu trong nước, quốc tế đồng thời nhìn nhận lịch sử theo quan điểm mới, có thể cho rằng dường như tương phản với những mâu thuẫn, xung đột về chính trị, trong vòng 3 thế kỷ, kinh tế - xã hội Việt Nam (cả Đàng Ngoài và Đàng Trong) đều có nhiều bước phát triển quan trọng. Trên bình diện bang giao quốc tế, cũng chưa có thời kỳ nào, Việt Nam lại có mối quan hệ đối ngoại rộng lớn, đa dạng như thời kỳ này .
1. Nguyễn Hoàng và sự nghiệp khai mở đất Đàng Trong
Mặc dù còn có những ý kiến khác biệt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng sau khi cuộc giao tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc vào năm 1572 một thế cuộc phân cát Đàng Ngoài - Đàng Trong đã xác lập. Từ mốc thời gian đó đến tháng 6-1786, khi quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, tiến đánh Phú Xuân rồi thừa thắng vượt sông Gianh, đánh tan quân Trịnh, làm chủ Thăng Long tháng Tám năm đó... lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn hai thế kỷ (214 năm) với nhiều thách thức và biến chuyển lớn.
Thực hiện chủ trương của Đảng từ sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ở Hội An đã dấy lên phong trào đấu tranh chính trị đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ rất sôi nổi. Không những không đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chính quyền tay sai ngược lại còn thẳng tay đàn áp phong trào, ra sức bắt bớ, thủ tiêu cán bộ, đảng viên, quần chúng nòng cốt. Nhiều đồng chí bị bắt và chịu bao đòn roi tra tấn của kẻ thù, đến lúc hy sinh vẫn không khai báo một lời, giữ vững khí tiết kiên trung của người cách mạng. Có thể kể ra đây là tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Nhạc.
Nằm cách đô thị cổ Hội An chừng 18 km, Cù Lao Chàm được biết đến với 8 hòn đảo lớn nhỏ và nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng biển đảo. Thiên nhiên ban tặng cho Cù Lao Chàm nhiều sản vật quý hiếm như các loài hải sản, động thực vật phong phú đa dạng, nhiều loại cây thuốc quý hiếm, đặc biệt yến sào Cù Lao Chàm từ lâu đã nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao. Người Cù Lao vốn cần cù, chịu khó, biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để làm ra các sản phẩm phục vụ cho chính mình và gần đây là nhu cầu du lịch đang rất phát triển tại xã đảo, trong đó, có lẽ phải kể đến những món bánh đặc sản cũng là loại quà quê nơi xứ đảo nhưng trở nên nổi tiếng với thương hiệu riêng của mình.
Từ lâu, Tết Trung Thu được người dân Hội An xem là một trong những lễ tết quan trọng trong năm và lễ tết này không chỉ để dành riêng cho thiếu nhi mà còn là dịp để mọi người cùng mừng đón trăng tròn tháng 8.
Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Nam Bộ, người sáng lập và là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu. Không chỉ phát tích và phát triển ở Nam Bộ, ngày nay đạo Cao Đài đã hiện diện nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Hội An - Quảng Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe sinh ngày 01/5/1919, mất ngày 21/5/1012, quê tại làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An). Giác ngộ lý tưởng cách mạng từ năm 12 tuổi, đồng chí đã sớm “xác định mục đích cho mình suốt đời hoạt động cho Độc lập dân tộc và CNXH”. Năm 1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng. Con đường hoạt động cách mạng của đồng chí từ đó trở nên sôi nổi mãi đến lúc nghỉ hưu năm 1986. Trong tập hồi ký Những năm tháng không quên do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2009, đồng chí đã hồi tưởng tường tận những gì đã qua trên con đường hoạt động cách mạng của mình. Qua hồi ký của đồng chí, người đọc sẽ phần nào cảm nhận được khí thế sục sôi trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hội An.
Vinh danh những tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến ngành du lịch trong việc thực hiện các sáng kiến và biện pháp thông tin, khuyến khích du khách mua vé tham quan phố cổ góp phần trùng tu và bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, là điều cần thiết. Đó cũng là lý do để Hiệp hội Du lịch Quảng Nam phối hợp với UBND TP.Hội An và Sở VH-TT&DL phát động cuộc thi với chủ đề “Đồng hành với di sản thế giới Hội An 2015”.
Trong khu phố cổ Hội An hiện còn rất nhiếu nhà thờ tộc có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử cao, như: nhà thờ tộc Lâm số 120 Trần Phú, nhà thờ tộc Trương số 54/4 Phan Châu Trinh, nhà thờ tộc Phạm số 58/9 Lê Lợi… Ngoài ra phải kể đến một ngôi nhà thờ tộc khá đẹp nhưng ít được mọi người biết đến là nhà thờ tộc La số 16 Nguyễn Thái Học.