Giáo sĩ Alexandre De Rhodes và tác phẩm Hành trình và truyền giáo

Thứ tư - 03/10/2012 06:17
Alexandre De Rhodes sinh năm 1591, là một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, trên hành trình truyền giáo của mình ông đã đến Hội An.
Đầu năm 1625, Alexandre Rhodes cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản cập bến Hội An. Từ đây, ông đã có những đóng góp vào sự phát triển của Công giáo Việt Nam lúc bấy giờ và sự hình thành chữ quốc ngữ. Không chỉ vậy ông còn để lại một tác phẩm mô tả về quá trình truyền giáo của mình cũng như những cảm nhận nhiều mặt về Việt Nam được thể hiện qua tác phẩm “Hành trình và truyền giáo”.


 
    Khi Hội An, ông cảm nhận trong cuốn Hành trình và truyền giáo như sau: Hội An là một thương cảng sầm uất và có sự nhộn nhịp buôn bán của nhiều thương nhân người nước ngoài. Ông mô tả thêm: “đây là nơi buôn bán sầm uất của người Bồ, người Trung Hoa và người Nhật Bản, họ đưa mọi thứ hàng hóa tới đây vì có bến thuận tiện,  là tỉnh nằm gần giữa đất nước, mua bán rất thuận tiện”. Ông cũng ngạc nhiên thấy ở miền này có sản vật đặc biệt như: “tơ lụa nhiều đến nổi dùng để đan lưới và bện dây thuyền… và cũng chỉ Đàng Trong mới có thứ tổ yến, người ta cho vào cháo và thịt. Có một hương vị đặc biệt, thường là món ăn cao sang của các ông hoàng, bà chúa. Nó trắng như tuyết…”. Đó là những cảm nhận của ông về Hội An nói riêng và Đàng Trong nói chung.
Alexandre De Rhodes còn là một nhà ngôn ngữ học. Tại Hội An ông bắt đầu học tiếng Việt và ông đặt tên Việt Nam cho mình là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết: “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu”. Sau này khi nghiên cứu sâu về ngôn ngữ Việt Nam ông đã dùng ký tự latinh để phiên âm lại tiếng Việt trong cuốn từ điển Việt-Bồ La, đây có thể coi là một trong những công trình nghiên cứu đặt  nền móng cho sự ra đời chữ quốc ngữ sau này, các tác phẩm của ông là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng như ngôn ngữ của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Những đóng góp của Alexandre De Rhodes đối với sự phát triển của chữ quốc ngữ nói riêng, với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hội An, Việt Nam nói chung là rất lớn và đáng trân trọng.

Tác giả: Ngô Đức Chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây