trao đổi chuyên ngành

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

 03:18 01/12/2023

Cẩm Kim là một trong những xã/phường của thành phố Hội An có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Làng Kim Bồng được khai lập vào khoảng thế kỷ 16 bởi những bậc tiền hiền của bốn tộc họ tiên khởi là Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn.

Thành phố Hội An với việc xây dựng và ban hành các hướng dẫn cho cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Thành phố Hội An với việc xây dựng và ban hành các hướng dẫn cho cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích

 21:20 07/07/2023

Hội An là thành phố ven biển nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Thành phố Hội An có diện tích tự nhiên hơn 60km2, trong đó hải đảo Cù Lao Chàm nằm cách đất liền khoảng 15km có diện tích chiếm ¼. Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ rất sớm, khoảng hơn 3000 năm cách ngày nay, con người đã đến sinh sống trên mảnh đất Hội An.

Thiện Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng người Hoa ở Hội An

Thiện Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng người Hoa ở Hội An

 22:40 22/06/2023

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hội An là đô thị thương cảng hình thành vào cuối thế kỷ XV, phát triển trong suốt các thế kỷ XVI-XVIII.

Vò gốm phát hiện ở khu vực thi công hạng mục Hồ điều hòa

Khu vực Chùa Cầu qua tiếp cận khảo cổ học

 22:38 21/05/2023

Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.

Hội An – Từ thành phố Di sản thế giới đến thành phố sáng tạo toàn cầu

Hội An – Từ thành phố Di sản thế giới đến thành phố sáng tạo toàn cầu

 23:02 19/03/2023

Hội An là một trong 7 thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn để thực hiện “Đề án phát triển Mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Đây là sự chuyển động mới cho hành trình từ Thành phố di sản thế giới đến Thành phố sáng tạo toàn cầu.

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

 03:10 04/02/2023

Tết Nguyên tiêu ở Hội An có nguồn gốc từ nhiều quan niệm khác nhau, ở mỗi cộng đồng địa phương có tục lệ cúng tế riêng nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị Phật, các vị thần, tiền nhân... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự, cầu tài xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và hội quán trong Khu phố cổ Hội An.

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

 04:57 13/12/2022

Di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần hiện tọa lạc tại tổ 48, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Từ vị trí bến xe buýt Hội An, rẽ phải đi theo đường Nguyễn Tất Thành khoảng 500m, sau đó rẽ trái vào đường bê tông (đường vào chùa Long Tuyền), tiếp tục đi thẳng khoảng 280m, nhìn theo hướng tay phải (theo đướng đi) sẽ nhìn thấy di tích.

Một số thông tin về lịch sử   văn hóa làng Phước Trạch

Một số thông tin về lịch sử - văn hóa làng Phước Trạch

 22:57 07/11/2021

Làng Phước Trạch xưa thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có tư liệu xác định chính xác quá trình thành lập làng Phước Trạch.

Một số sự kiện lịch sử về di tích nhà lao Hội An (Nhà lao Xóm Mới)

Một số sự kiện lịch sử về di tích nhà lao Hội An (Nhà lao Xóm Mới)

 21:50 11/07/2021

Nhà lao Hội An hiện tọa lạc tại số 242/12 đường Lý Thường Kiệt, phường Sơn Phong, thành phố Hội An. Nơi đây, từ năm 1960, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã giam cầm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước của ta.

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

Địa danh Hội An qua câu đối tại các di tích

 21:25 13/06/2021

Trong quá trình khảo sát thực địa các di tích trên địa bàn Thành phố, đồng thời kết hợp nghiên cứu các tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, có một hiện tượng văn hóa khá độc đáo và rất phổ biến đó là ở hầu hết các di tích (đặc biệt là các di tích tín ngưỡng như đình, miếu,...) đều có hình thức ghi địa danh/danh xưng (tên ấp/ phổ, làng, xã) trên các câu đối chữ Hán.

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

 21:55 25/04/2021

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.

Chi bộ Hà Mùi - Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hội An

Chi bộ Hà Mùi - Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hội An

 21:24 21/03/2021

Ngày 28/3/1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập tại địa điểm Cây Thông Một, xã Cẩm Hà (nay là khối phố Hòa Thanh, phường Tân An, thành phố Hội An). Sau khi thành lập, Tỉnh ủy Quảng Nam đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức huấn luyện và vận động quần chúng tham gia các phong trào đấu tranh để lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng, xây dựng, củng cố các tổ chức của Đảng. Đây là điều kiện góp phần để Chi bộ Đảng của Hội An sớm được thành lập.

Đặc điểm, giá trị của các di tích ở Cẩm Hà

Đặc điểm, giá trị của các di tích ở Cẩm Hà

 22:32 01/02/2021

Cẩm Hà là đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hội An. Đến năm 2020, xã Cẩm Hà có 16 di tích được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An. Theo quy định về phân loại, di tích ở Cẩm Hà có 3 trong 4 loại hình, gồm: Di tích khảo cổ: 01 di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật: 10 di tích, di tích lịch sử (lịch sử cách mạng): 05 di tích. Mặc dù so với các địa phương khác, di tích ở xã Cẩm Hà không nhiều về số lượng nhưng đặc điểm và giá trị của các di tích là khá tiêu biểu.

Khoi nghia gianh chinh quyen

Khí thế cách mạng tháng Tám ở Hội An qua hồi ký của đồng chí Nguyễn Văn Tấn

 23:15 20/08/2020

Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe sinh ngày 01/5/1919, mất ngày 21/5/2012, quê tại làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An).

Dinh ong voi

Di tích đình Ông Voi - Những giá trị độc đáo về kiến trúc đình làng và thờ tự

 21:05 27/04/2020

Quá trình hình thành cộng đồng làng xã người Việt trên mảnh đất thành phố Hội An diễn ra từ rất sớm. Bia mộ tổ tộc Trần (陳) ở Cẩm Thanh cho biết làng Võng Nhi (網兒) xuất hiện năm 1498; tác phẩm Ô Châu Cận Lục do Dương Văn An nhuận sắc khắc in năm 1553 đã nhắc đến tên 2 làng ở Hội An là Cẩm Phô và Hoài Phô,…

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây