trao đổi chuyên ngành

Kiến trúc Pháp ở Hội An

Kiến trúc Pháp ở Hội An

 22:06 14/05/2023

Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.

Chính sách cứu nạn, cứu hộ  trên biển ở Hội An giai đoạn đầu triều Nguyễn

Chính sách cứu nạn, cứu hộ trên biển ở Hội An giai đoạn đầu triều Nguyễn

 04:46 28/04/2023

Biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Dưới triều Nguyễn, biển đảo được đặc biệt quan tâm, chú trọng, thể hiện qua việc tổ chức quân đội tuần tra, kiểm soát, bảo vệ hải giới, cũng như các hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi từ biển đảo.

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An

 21:47 23/04/2023

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

 04:34 05/04/2023

Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.

Hội An qua hồi ký xứ Đông Dương của Paul Doumer

Hội An qua hồi ký xứ Đông Dương của Paul Doumer

 06:39 27/06/2022

Bên cạnh các nguồn sử liệu do người Việt biên soạn, còn có một bộ phận sử liệu quan trọng khác là các hồi ký, du ký, tài liệu nghiên cứu của các thương nhân, giáo sĩ, các chính trị gia nước ngoài về Việt Nam nói chung, Hội An, Quảng Nam nói riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, truyền giáo, cũng như mục đích chính trị... Trong nội dung dưới đây của bài viết xin giới thiệu một vài thông tin về Hội An qua cuốn hồi ký xứ Đông Dương của Paul Doumer.

Công tác sưu tầm, sao chụp và phát huy di sản tư liệu Hán Nôm ở Hội An

Công tác sưu tầm, sao chụp và phát huy di sản tư liệu Hán Nôm ở Hội An

 03:07 23/11/2021

Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam qua một số tư liệu

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam qua một số tư liệu

 23:52 25/07/2021

Sau khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa vào năm 1558, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy vị thế quan trọng của vùng đất Quảng Nam và từng bước xác lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới: “Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”.

DSC 0380

Mối quan hệ Việt – Nhật và hoàn cảnh xuất hiện Chùa Cầu

 22:54 27/06/2021

Vào thế kỷ XVI-XVII, dưới thời các chúa Nguyễn, Hội An đã trở thành một hải cảng giao thương với nước ngoài phát triển khá mạnh mẽ. Trong dòng giao thương ấy, có những dấu ấn quan trọng của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… Trong đó, sự có mặt của những thương nhân Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của người Nhật tại Hội An.

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

 21:55 25/04/2021

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.

DSCN2093

Bánh thuẫn ở Hội An

 21:30 22/03/2021

Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau đón năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Đây là một trong lễ hội quan trọng nhất của người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm ấm no đầy đủ, gia đình hạnh phúc ấm êm,… Ở mỗi gia đình, bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ tổ tiên ông bà, dọn dẹp nhà cửa.., việc chuẩn bị các món ẩm thực trong những ngày tết cũng quan trọng không kém, đây cũng là dịp những món ẩm thực đặc trưng ngày tết xuất hiện trong mâm cơm cúng hay bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, đó là một tập tục truyền thống không thể thiếu của người Việt. Trước đây mỗi món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, bánh mứt các loại,… dường như chỉ dành cho ngày Tết, các ngày khác trong năm hầu như không có hoặc chỉ có trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp. Mỗi vùng miền sẽ có những nét ẩm thực ngày Tết riêng. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải có dưa hành, bánh chưng, bánh tét, thịt heo,…

IMG 5864

Mộ tổ tộc Trần Trung ở Cẩm Phô

 22:54 15/03/2021

Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .

Vùng đất Quảng Nam qua một số ấn triện

Vùng đất Quảng Nam qua một số ấn triện

 22:33 23/02/2021

Một dấu ấn lịch sử quan trọng trong hành trình mở cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt là sự kiện vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471, đạo thừa tuyên thứ 13 của nước ta. Từ đó đến nay đã trải qua chặng đường đúng 550 năm (1471 - 2021).

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu – 2021

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu – 2021

 04:45 02/02/2021

Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

binh minh CUA DAI   Thai Tuan Kiet

Hội An – Cù Lao Chàm trên tuyến thương mại biển Đông thời Đường

 02:16 11/01/2021

Thời Đường, con đường tơ lụa trên bộ đi qua vùng Trung Á đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của đế chế Đại Đường. Cùng với đó, con đường tơ lụa trên biển kết nối các thương cảng vùng nam Trung Hoa như Quảng Châu, Phúc Kiến với các thương cảng vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á ngày càng trở nên quan trọng.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây