21:00 05/12/2021
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa văn nghệ dân gian với nhiều loại hình đặc sắc, hấp dẫn như bài chòi, hò khoan, hát bội, sắc bùa, hò giã gạo, hò giã vôi...
03:07 23/11/2021
Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
21:27 26/09/2021
Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
04:53 22/07/2021
Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:55 25/04/2021
Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.
21:37 23/03/2021
Hội An là vùng đất tuy nhỏ bé nhưng có bề dày lịch sử và di sản văn hóa đa dạng, đặc trưng. Ở đây, dường như nơi đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của một thời quá khứ nhộn nhịp với sự giao lưu hội nhập của nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Không khó để nhận ra bằng chứng từ những công trình kiến trúc, nhà ở, di tích, bia đá còn hiện hữu hay những thói quen, phong tục của người dân còn được lưu giữ đến hôm nay.
21:25 22/03/2021
Ăn uống là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Trải qua nhiều giai đoạn, mỗi con người đều có sự sáng tạo không ngừng, tìm tòi chế biến nhiều món ăn từ bình dị cho đến sang trọng phục vụ đời sống cho mình và cho người khác. Việc chọn nguyên liệu, chế biến món ăn là sự sáng tạo của con người. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, ẩm thực Hội An là một trong nét văn hóa tiêu biểu của người dân nơi đây. Sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực Hội An thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều nguyên liệu trong từng món ăn cho thấy sự tinh tế, sáng tạo của người chế biến, tất cả góp phần làm nên “cái hồn” văn hóa Hội An.
22:54 15/03/2021
Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .
23:40 14/03/2021
Việc thờ phụng các vị nữ thần vốn rất phổ biến trong xã hội Việt Nam trong lịch sử. Từ nhu cầu tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc, các hình thức nghi lễ thờ cúng, lễ hội, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng liên quan cũng được hình thành, phát triển, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.
20:35 07/03/2021
Tết đến, xuân về, nỗi háo hức mong chờ, ước ao bao điều tốt lành, may mắn theo sắc mai/đào, nắng mới, chồi biếc lộc xuân, cứ ăm áp dội vào lòng người và vạn vật. Xuân qua rồi xuân lại tới, cứ tuần hoàn mà nhật nhật tân, hựu nhật tân. Có nhiều vô kể tết trâu trong lịch sử nhưng đã thành quá khứ. Tết trâu mới - Tân Sửu năm nay (2021) khác hẳn hơn bao giờ hết, bởi sau một năm Canh Tý nhiều khó khăn, nỗi vất vả, lo âu do dịch bệnh (COVID - 19) và thiên tai khắc nghiệt. Mọi người đều háo hức đón chào năm mới, mong xua tan năm cũ với nhiều khát vọng tốt đẹp. Tuy vậy, dù cho điều kiện sống đã cho con người những đổi thay với nhiều ước vọng, nhưng về văn hóa, những hàm ý ẩn chìm, các lớp văn hóa cũ mới vẫn xuyến luyến với nhau khiến người ta hay hoài niệm, nhớ nhung.
22:33 23/02/2021
Một dấu ấn lịch sử quan trọng trong hành trình mở cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt là sự kiện vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471, đạo thừa tuyên thứ 13 của nước ta. Từ đó đến nay đã trải qua chặng đường đúng 550 năm (1471 - 2021).
20:56 03/02/2021
Khu vực Lâm Sa, Tu Lễ phường Cẩm Phô có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc như chùa Viên Giác, Văn chỉ Cẩm Phô, nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh… và một số ngôi mộ cổ như mộ ông Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Giao và mộ tổ tộc Huỳnh (Huỳnh Đắc). Ngôi mộ tổ tộc Huỳnh hiện tọa lạc tại số 56/79 đường Hùng Vương, khối Tu Lễ, bao quanh mộ là khu vườn của người dân. Ngôi mộ không có lối vào riêng, muốn tiếp cận ngôi mộ phải đi vào nhà của hộ dân này. Trước đây, trong khuôn viên này, cạnh ngôi mộ tổ tộc Huỳnh còn có một ngôi mộ cổ khác có mặt bằng hình móng ngựa, là mộ của ông họ Trần , hiện đã được di dời đi nơi khác.
22:32 01/02/2021
Cẩm Hà là đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hội An. Đến năm 2020, xã Cẩm Hà có 16 di tích được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An. Theo quy định về phân loại, di tích ở Cẩm Hà có 3 trong 4 loại hình, gồm: Di tích khảo cổ: 01 di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật: 10 di tích, di tích lịch sử (lịch sử cách mạng): 05 di tích. Mặc dù so với các địa phương khác, di tích ở xã Cẩm Hà không nhiều về số lượng nhưng đặc điểm và giá trị của các di tích là khá tiêu biểu.
22:07 26/01/2021
Phong trào Tây Sơn và những sự kiện lịch sử liên quan đến phong trào này đã truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà. Mặc dầu chỉ tồn tại trong vòng 30 năm (1771 - 1801) nhưng do tính chất đặc biệt, khác thường của cuộc nổi dậy, do sự khan hiếm của các nguồn sử liệu liên quan cũng như do những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp và quan điểm chính trị đã làm tốn biết bao giấy mực của giới chuyên môn trong nước và quốc tế. Tuy vậy cho đến nay các lời giải đáp về những khía cạnh khác nhau liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn chưa làm thỏa mãn sự mong muốn của đông đảo công chúng.
20:12 16/02/2020
“Đứng lên cầm súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua Ngụy nhào”
Hai câu ca dao trên phản ánh tinh thần, khí thế về vùng đất anh hùng, quê hương “đồng khởi” bằng cây súng bẹ dừa, đó chính là vùng đất Cẩm Thanh - Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh Nhứt, Thanh Tam, Vạn Lăng địa phận xã Cẩm Thanh. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu nhiều chiến công vẻ vang của quân và dân Hội An, Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người con Cẩm Thanh, đặc biệt đối với những ai đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến. Cũng từ đây là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật mà tác giả là những chiến sĩ cách mạng, là những người dân quê sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng năm xưa. Trong đó có những bài ca dao, dân ca đi cùng năm tháng. Những bài ca dao, dân ca ấy, như để ghi nhớ lại những sự kiện lịch sử năm nào ở tại nơi “Rừng dừa” mà những ai đã từng trải.