23:27 18/06/2023
Ở Hội An, nếu mì Quảng là món ăn gắn với vùng nông thôn, với các làng quê ở địa phương thì cao lầu là món ăn gắn liền phố thị. Trước đây cũng như hiện nay, món cao lầu chủ yếu được bày bán ở khu vực trung tâm phố cổ Hội An, gần đây vùng ngoại thị mặc dù cũng có nhưng chỉ rải rác một vài địa phương.
03:41 27/04/2023
Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.
04:34 05/04/2023
Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.
04:43 03/03/2023
Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.
03:52 15/02/2023
Trong lịch sử, Quảng Nam từng là trung tâm kinh tế lớn của khu vực với thương cảng Hội An là cửa ngõ xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá lớn bậc nhất của xứ Đàng Trong. Theo nhiều nguồn tư liệu, vào thời kỳ phát triển phồn thịnh, nhiều mặt hàng đã được đưa đến Hội An để tiêu thụ, buôn bán, trong đó có nhiều loại danh trà nổi tiếng được đưa từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…
05:00 04/01/2023
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
05:30 31/10/2022
Thuyền buồm Đông Dương (Voiliers d’Indochine) của J.B. Piétri - Giám đốc nha Ngư nghiệp Đông Dương là công trình chuyên khảo khá tỉ mỉ về ghe thuyền ở Đông Dương và khu vực lân cận được thực hiện vào những thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ 20.
05:39 26/09/2022
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.
23:07 15/08/2021
Cư dân làm nghề biển ở các bãi ngang, bãi dọc tại Cẩm An, Cửa Đại, ở Cù Lao Chàm cũng có các hình thức hát xướng dân gian phổ biến như ở nhiều địa phương như hát hò khoan đối đáp, hô hát bài chòi, hát ru, hát lý, hò chèo thuyền, hò ba lý… Các hình thức diễn xướng, hát hò này cũng tương tự như ở các nơi thuộc khu vực phố thị, nông thôn, có khác chăng là ở nội dung lời hát phản ảnh những vấn đề liên quan đến các địa phương và cộng đồng dân cư làm nghề biển. Tuy nhiên một loại hình diễn xướng chỉ có ở các cộng đồng dân cư làm nghề biển đó là hát bả trạo.
03:57 23/07/2021
Ẩm thực Hội An rất phong phú, đặc trưng, tuy nhiên trải qua thời gian, có một số món ăn gần như đã dần mất hẳn trong dân gian. Chẳng hạn như món bánh muỗng, một món ăn nghe tên gọi rất xa lạ với nhiều người, nhất là đối với cộng đồng cư dân sống ở vùng ngoại thị, vì đây là món ăn chỉ có ở khu vực nội thị Hội An trước đây.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:55 25/04/2021
Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.
21:57 28/03/2021
Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương VI về hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An tại điều 16, 17, 18.
20:56 03/02/2021
Khu vực Lâm Sa, Tu Lễ phường Cẩm Phô có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc như chùa Viên Giác, Văn chỉ Cẩm Phô, nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh… và một số ngôi mộ cổ như mộ ông Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Giao và mộ tổ tộc Huỳnh (Huỳnh Đắc). Ngôi mộ tổ tộc Huỳnh hiện tọa lạc tại số 56/79 đường Hùng Vương, khối Tu Lễ, bao quanh mộ là khu vườn của người dân. Ngôi mộ không có lối vào riêng, muốn tiếp cận ngôi mộ phải đi vào nhà của hộ dân này. Trước đây, trong khuôn viên này, cạnh ngôi mộ tổ tộc Huỳnh còn có một ngôi mộ cổ khác có mặt bằng hình móng ngựa, là mộ của ông họ Trần , hiện đã được di dời đi nơi khác.