Các liên hệ kinh nghiệm của Ba Lan cho chương trình tu bổ - bảo vệ phố cổ Hội An

Thứ năm - 30/03/2017 22:30
Vẻ đẹp, không trùng lặp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các quần thể kiến trúc tạo nên cho phố cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong một thiên nhiên riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hóa của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
    Hội An đã sống thời kỳ hoàng kim của mình trong quá khứ với các hoạt động thương mại sôi nổi – nhân tố này là thành phần cơ bản tạo dựng nên thành phố. Các khu phố hình thành trên ngã tư của giao lưu buôn bán: đường bộ và đường thủy, đã mang lại sự phồn vinh giàu có cho dân cư ở đây và từ đó làm tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc và sự phong phú về nội thất của khu phố.
Sau khi mất đi vị trí của mình trong thương mại quốc tế, sự phát triển của thành phố đã dừng lại, bắt đầu thời kỳ suy thoái và tiếp sau nữa là sự hủy hoại, sự hủy hoại này ngày nay vẫn đang diễn ra. Sự cần thiết của thời kỳ chúng ta là ngăn chặn các nhân tố  gây nên sự phá hủy, bảo vệ các giá trị lịch sử, mỹ thuật và khoa học của di tích. Đi tới được các hoạt động kể trên là nhiệm vụ khẩn thiết của thời kỳ chúng ta, Hội An sẽ trải qua con đường dài, đầy vất vả trong việc tu bổ, cứu vãn thành phố cổ này.
 
Hoi An 01

                  KTS. Kazik cùng các cộng sự trong chuyến công tác tại Hội An - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An 
          Một nhân tố quan trọng chính dẫn tới thành công trong việc giữ gìn các giá trị di tích là thảo ra được chương trình đứng đắn các công việc nghiên cứu, khoa học, thiết kế và cuối cùng các giai đoạn thực thi kỹ thuật.

         Trong mục đích này, sự tập hợp các kinh nghiệm phong phú nhất cho từng giai đoạn tu bổ di tích là vô cùng cần thiết. Các kinh nghiệm này sẽ cho phép đi đến các quyết định tối ưu, tránh được cái sai lầm đã xảy ra ở các nơi khác.

         Trọng điểm này tôi mong muốn được liên hệ tới các kinh nghiệm của Ba Lan, trong quá trình tu bổ phục hồi thành phố cổ Kazimierz trên bờ sông Visla. Vì rằng tôi thấy hai thành phố này (Hội An và Kazimierz) mặc dù được tạo dựng trong điều kiện khí hậu và địa lý  khác nhau song có chung nhiều đặc điểm giống nhau. Các đặc điểm chung đó là:

          1. Cùng nằm trên một tam giác du lịch Kazimierz – Lubem – Naleczow plulaw, ở Việt Nam là Hội An – Huế - các di tích văn hóa Chàm.

         2. Điều kiện phát triển lịch sử như nhau. Nguyên tố tạo dựng nên thành phố cổ Kazimierz là việc buôn bán lúa mì bằng đường thủy trên dòng sông Visla.

           3. Khi một vị trí trong thương mại, thì kết thúc thời kỳ hoàng kim trong sự phát triển và bắt đầu thời kỳ suy thoái.

          4. Giá trị kiến trúc không trùng lặp của cả hai thành phố, cùng với không gian thiên nhiên gợi cảnh thu hút nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ cho những sáng tác nghệ thuật.
 
          5. Cùng chung một tầm cỡ về dân số và diện tích xây dựng.

         Vấn đề cơ bản cho cả hai thành phố là trả lại các giá trị lịch sử bên cạnh cuộc sống hiện đại, bảo đảm cho các công dân thành phố, các điều kiện phù hợp với các nhu cầu cuộc sống ngày nay, lập chương trình cho sự phát triển của thành phố trong tương lai. Trong việc trả lại cuộc sống cho phố cổ, điều kiện cần thiết cho sự thành công là phải có mecenas (người bảo trợ, đỡ đầu cho hoạt động). Mecenas sẽ cung cấp nguồn tài chính, quyết định và kiểm tra sự sử dụng nguồn tài chính đó cho mục tiêu cơ bản và cho phù hợp với các nguyên tắc phục hồi - tu bổ đã được chấp nhận. Có thể người bảo trợ là Nhà nước, các tổ chức xã hội, các hãng thậm chí là các tư nhân. Tất nhiên từ sự việc trên mục tiêu của Mecenas sẽ không luôn luôn phù hợp với các nguyên tắc tu bổ được chấp nhận. Sự việc cần phải tiến tới những giải pháp khách quan để đạt được mục tích bảo vệ các giá trị lịch sử, thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống hôm nay. Khoảng 15 năm trước đây Ba Lan đã quyết định đưa phố cổ Kazimierz trên bờ sông Visla vào chương trình tu bổ - tôn tạo. Để lập lên chương trình này, việc có ý nghĩa cơ sở là quyết định, đưa thành phố vào cơ cấu thành cổ chính thức vào quy hoạch của cả vùng bao gồm tỉnh, huyện, thành phố. Với cách nhìn rộng rãi này cho phép sự lựa chọn hợp lý vể chức năng xã hội, kinh tế mà thành phố có thể đảm nhiệm không ảnh hưởng tới các giá trị lịch sử di tích. Các quyết định này phải đưa ra các giải pháp vể kinh tế, giao thông trong vùng và các chức năng cơ bản của khu vực.
 
Hoi An 11

KTS. Kazik làm việc với đoàn cán bộ Hội An - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An 
 
          Trong cả hai trường hợp, chức năng cơ bản của Kazimierz và Hội An phải gắn liền với các dịch vụ về du lịch, khách sạn, sản xuất đồ lưu niệm mang sắc màu dân gian. Với Hội An có thể thêm các chức năng về đánh bắt cá, chế biến hải sản, dệt cổ truyền đã sẵn có trong không gian địa phương.

            Đồng thời cần tiến hành các cuộc khảo cứu liên ngành một cách nghiêm túc tại Hội An. Các cuộc khảo cứu đó là:

           1. Khảo cứu về lịch sử - với mục đích nghiên cứu cấu trúc phát triển lịch sử trong không gian địa phương của mình.

          2. Khảo cứu về khảo cổ học – mà cùng với khảo cứu lịch sử sẽ diễn giải được sự phát triển không gian của thành phố.

          Trong trường hợp Hội An, cần có cả khảo cứu khảo cổ dưới nước về sự tồn tại của một cảng lớn có ý nghĩa quốc tế.

          3. Đăng ký hiện trạng di tích với các đề mục sau:

          3.1. Đăng ký giá trị di tích của các quần thể hiện vật và các trang trí kiến trúc, bằng ảnh và bản vẽ.

          3.2. Hiện trạng tu bổ các quần thể di tích.

          3.3. Hiện trạng kỹ thuật các quần thể di tích.

          3.4. Hiện trạng hạ tầng cấu trúc kỹ thuật.
 
 
          4. Khảo cứu kiến trúc với mục đích diễn giải sự phát triển lịch sử và phát triển không gian của quần thể di tích.

         5. Các nghiên cứu nhân số học để xác định cấu trúc dân cư sinh sống trên địa bàn bảo tồn và tu bổ. Các nghiên cứu này phải nêu ra những thông báo về tình trạng lao động của nhân dân và nơi làm việc.

          Trên cơ sở các kết luận của các khảo cứu và nghiên cứu chuyên ngành cho phép hình dung toàn bộ khung cảnh trạng thái hiện tồn của di tích và từ đó có thể tiến hành thảo ra chương trình bảo bệ tu bổ cụ thể. Chương trình này bao gồm đồng thời cả vấn đề phát triển không gian cũng như các vấn đề hạ tầng, kỹ thuật (cấp nước, thoát nước thải, lưới điện).

         Sự phát triển kinh tế là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của thành phố, vì vậy việc bảo vệ cấu trúc, di tích phải dựa trên nguyên tắc có tính sắc lệnh bắt buộc. Ở đây cũng đề cập tới việc phân vùng các khu quần cư mới. Cần xóa bỏ việc đặt các xí nghiệp công nghiệp có ảnh hưởng tới thiên nhiên và cấu trúc di tích. Trường hợp của Kazimiers, chúng tôi đã phải một sai lầm có tính tội phạm là đã đặt một xí nghiệp hóa chất sản xuất Nitơ cách thành phố 15km. Các khói bụi và chất độc hại phân tán trong không khí đã đẩy nhanh quá trình phá hũy các tế bào di tích trong vùng với một không gian rộng lớn. Một sai lầm khác tương tự chúng tôi cũng đã mắc phải tại thành phố Kracốp khi xây dựng gần đó một khu luyện kim liên hợp Novahuta.
 
          Một chương trình tu bổ tôn tạo tổng hợp được các đội ngũ các nhà chuyên môn của chuyên ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thảo ra sẽ xác định chức năng của từng thành phần quần thể, quá trình trang bị hạ tầng kỹ thuật cùng với các bước thực hiện. Nó sẽ là cơ sở cho việc soạn thảo các thiết kế kỹ thuật tu bổ các công trình của nhà di tích, sao chép cùng với thiết kế các tòa nhà mới với kiểu dáng ăn nhập hài hòa với các phần xây dựng cũ.

          Sự thống nhất các thiết kế tu bổ với các yêu cầu của chương trình tu bổ - tôn tạo, sự giám sát thi công xây dựng – tu bổ hạ tầng kỹ thuật khu cũ và mới phải chịu sự chỉ đạo của một chuyên gia bảo tồn (général conservateur) do chính quyền lựa chọn.

          Các việc thi công về xây dựng – tu bổ phải được một đơn vị chuyên ngành trong lĩnh vực này với đội ngũ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Qua nhiều năm làm việc tại Việt Nam tôi nhận thấy Trung tâm thiết kế và tu bổ các công trình văn hóa của Bộ Văn hóa tại Hà Nội có kinh nghiệm phong phú và đạt được nhiều thành tựu trong việc tu bổ tôn tạo các di tích tại Việt Nam có thể đảm nhiệm các việc thi công trên. Trung tâm đã tuyển chọn một đội ngũ kỹ thuật và nghệ nhân chạm mộc với tay nghề gia truyền cho phép phục hồi tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử.

          Nhu cầu cuộc sống của nhân dân sống trong khu di tích không luôn luôn phù hợp với các mục đích bảo tồn – tu bổ, vấn đề này cần phải giải quyết bằng việc mua đứt hoặc chuyển đổi các khu nhà.
 
           Các sửa chữa cơ bản của nhân dân, thông thường không đúng với các nguyên tắc tu bổ, dẫn tới việc phá hủy không hoàn lại được các thành phần của di tích. Vì vậy cần phải có ngay sự can thiệp cấp thiết về tu bổ đối với các khu nhà đang đòi hỏi sửa chữa. Tất nhiên ở đây liên quan đến nguồn tài chính để có thể giải quyết dứt điểm việc tu bổ cứu vãn các di tích.

          Tóm lại để bảo vệ quần thể di tích Hội An một cách nguyên vẹn và các thành phần của nó là phải xúc tiến các hoạt động một cách khẩn thiết ngay lập tức.

[1] Alexandre De Rhodos, Hành trình và Truyền giáo UB Đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xb, 1994, tr93.

         Trích sách “Đô thị cổ Hội An” Hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng ngày 22,23/3/1990 – từ trang 305 – 308, Nxb: Khoa học xã hội Hà Nội – 1991.

Tác giả: Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski -Tiểu ban phục hồi di tích Việt Nam – Ba Lan

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây