22:36 16/04/2023
Văn hóa Đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình.
03:59 07/11/2022
Vào thời kỳ phát triển thịnh vượng, ngoài các loại ghe thuyền trong nước, thì thuyền buôn, tàu thuyền với nhiều chủng loại của các nước như Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… đã đến Hội An để giao thương, buôn bán. Chính đều này đã tạo nên sự sôi động, nhộn nhịp đa sắc màu của các loại ghe thuyền ở Hội An, Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận tư liệu, dưới đây xin thông tin về ghe thuyền ở Hội An, Đàng Trong qua ghi chép của người nước ngoài.
03:04 22/12/2021
Trong quá trình tổ chức bản thảo sách “Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6 - Sắc phong”, chúng tôi có cơ may tiếp cận được một bản sao sắc phong thần Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục. Qua khảo sát một số di tích tín ngưỡng ở Hội An, chúng tôi nhận thấy hiện có ít nhất 4 di tích thờ vị nhân thần này. Vậy Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục là ai? Ở Hội An tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục như thế nào? Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề này.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
20:56 03/02/2021
Khu vực Lâm Sa, Tu Lễ phường Cẩm Phô có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc như chùa Viên Giác, Văn chỉ Cẩm Phô, nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh… và một số ngôi mộ cổ như mộ ông Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Giao và mộ tổ tộc Huỳnh (Huỳnh Đắc). Ngôi mộ tổ tộc Huỳnh hiện tọa lạc tại số 56/79 đường Hùng Vương, khối Tu Lễ, bao quanh mộ là khu vườn của người dân. Ngôi mộ không có lối vào riêng, muốn tiếp cận ngôi mộ phải đi vào nhà của hộ dân này. Trước đây, trong khuôn viên này, cạnh ngôi mộ tổ tộc Huỳnh còn có một ngôi mộ cổ khác có mặt bằng hình móng ngựa, là mộ của ông họ Trần , hiện đã được di dời đi nơi khác.
22:07 26/01/2021
Phong trào Tây Sơn và những sự kiện lịch sử liên quan đến phong trào này đã truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà. Mặc dầu chỉ tồn tại trong vòng 30 năm (1771 - 1801) nhưng do tính chất đặc biệt, khác thường của cuộc nổi dậy, do sự khan hiếm của các nguồn sử liệu liên quan cũng như do những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp và quan điểm chính trị đã làm tốn biết bao giấy mực của giới chuyên môn trong nước và quốc tế. Tuy vậy cho đến nay các lời giải đáp về những khía cạnh khác nhau liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn chưa làm thỏa mãn sự mong muốn của đông đảo công chúng.