04:34 05/04/2023
Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.
03:48 21/03/2023
Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với 2 tiêu chí (tiêu chí II và tiêu chí V).
23:02 19/03/2023
Hội An là một trong 7 thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn để thực hiện “Đề án phát triển Mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Đây là sự chuyển động mới cho hành trình từ Thành phố di sản thế giới đến Thành phố sáng tạo toàn cầu.
20:38 26/02/2023
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:28 11/04/2021
Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương IX về trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An tại điều 31, 32, 33, 34.
21:16 04/04/2021
Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện.
21:57 28/03/2021
Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương VI về hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An tại điều 16, 17, 18.