trao đổi chuyên ngành

Thông tin về khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở Hậu Xá, Thanh Hà

Thông tin về khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở Hậu Xá, Thanh Hà

 22:18 05/10/2023

Mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng lớn ở Hội An hiện nay, vẫn còn bảo lưu được giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật thông qua bố cục kiến trúc, mô típ/đồ án trang trí, cùng với đó là vật liệu xây dựng, kỹ thuật đắp vẽ trên nền vữa vôi, chạm trổ điêu luyện trên chất liệu đá của các vị tiền nhân ở Hội An xưa. Phường Thanh Hà hiện nay được xem là địa phương có số lượng mộ cổ nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hội An, trong đó có khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở khối Hậu Xá. Đây là một khu mộ qui mô lớn, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, góp phần tạo nên sự đa dạng trong loại hình mộ cổ ở Thanh Hà nói riêng, Hội An nói chung.

Vò gốm phát hiện ở khu vực thi công hạng mục Hồ điều hòa

Khu vực Chùa Cầu qua tiếp cận khảo cổ học

 22:38 21/05/2023

Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.

trung  thu 1999

Tết Trung Thu ở Hội An

 03:32 27/02/2023

Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.

Nếp sống văn hóa truyền thống của người Hội An

Nếp sống văn hóa truyền thống của người Hội An

 11:51 22/11/2022

Trong văn hóa truyền thống của người Hội An, nếp sống là giá trị nổi bật, được gầy dựng, bồi đắp từ lâu và luôn được đề cao.

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam và các quy định về buôn bán được ghi chép trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”

Sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam và các quy định về buôn bán được ghi chép trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”

 21:27 26/09/2021

Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.

Yến sào Hội An, xứ Quảng qua một số tư liệu và khảo cứu của người phương Tây

Yến sào Hội An, xứ Quảng qua một số tư liệu và khảo cứu của người phương Tây

 22:00 08/08/2021

Yến sào (tổ chim yến ) là sản vật không những có giá trị kinh tế rất cao được ví như “vàng trắng” mà còn chứa những giá trị dinh dưỡng và y dược cực kỳ lớn. Bởi vậy, dưới thời phong kiến, đặc sản yến sào được xếp ở vị thứ đầu tiên trong bát trân theo thực đơn của các vua, chúa. Việc thu mua yến sào thuộc độc quyền của triều đình.

Miếu Âm linh Trảng Kèo

Miếu Âm linh Trảng Kèo

 04:53 22/07/2021

Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

 21:55 25/04/2021

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.

dinh Kim Bong

Cảnh quan di tích kiến trúc nghệ thuật ở xã Cẩm Kim

 23:27 21/03/2021

Kim Bồng (Cẩm Kim ngày nay) là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối khá giả, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được dân cư trong xóm ấp đầu tư xây dựng như: nhà thờ Tứ tộc, đình Năm Căn, chùa Hội Nguyên… Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc dân dụng có giá trị cũng được dựng nên. Dưới tác động của điều kiện khí hậu, mưa gió bão lụt trong thời gian dài, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên một số công trình kiến trúc này đã bị hư hại hoàn toàn.

Mộ tổ tộc Huỳnh Đắc, phường Cẩm Phô

Mộ tổ tộc Huỳnh Đắc, phường Cẩm Phô

 20:56 03/02/2021

Khu vực Lâm Sa, Tu Lễ phường Cẩm Phô có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc như chùa Viên Giác, Văn chỉ Cẩm Phô, nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh… và một số ngôi mộ cổ như mộ ông Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Giao và mộ tổ tộc Huỳnh (Huỳnh Đắc). Ngôi mộ tổ tộc Huỳnh hiện tọa lạc tại số 56/79 đường Hùng Vương, khối Tu Lễ, bao quanh mộ là khu vườn của người dân. Ngôi mộ không có lối vào riêng, muốn tiếp cận ngôi mộ phải đi vào nhà của hộ dân này. Trước đây, trong khuôn viên này, cạnh ngôi mộ tổ tộc Huỳnh còn có một ngôi mộ cổ khác có mặt bằng hình móng ngựa, là mộ của ông họ Trần , hiện đã được di dời đi nơi khác.

Đặc điểm, giá trị của các di tích ở Cẩm Hà

Đặc điểm, giá trị của các di tích ở Cẩm Hà

 22:32 01/02/2021

Cẩm Hà là đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hội An. Đến năm 2020, xã Cẩm Hà có 16 di tích được ghi vào Danh mục di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hội An. Theo quy định về phân loại, di tích ở Cẩm Hà có 3 trong 4 loại hình, gồm: Di tích khảo cổ: 01 di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật: 10 di tích, di tích lịch sử (lịch sử cách mạng): 05 di tích. Mặc dù so với các địa phương khác, di tích ở xã Cẩm Hà không nhiều về số lượng nhưng đặc điểm và giá trị của các di tích là khá tiêu biểu.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây